Tem nhãn mác

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

 

 

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

 

Ngoài cụm từ nhãn hiệu quý khách còn có thể thấy các cụm từ như: thượng hiệu, logo …thường được dùng khi nói đến vấn đề bảo hộ độc quyền hàng hóa, sản phẩm…. Thực chất trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như trong các giấy tờ, văn bằng chính thức chỉ có khái niệm “nhãn hiệu” được sử dụng tùy theo nó gắn kèm với sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ mà được gọi chi tiết hơn là Nhãn hiệu hàng hóa hay Nhãn hiệu dịch vụ….

 

Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam

 

1. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu:

 

- Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.

- Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của cơ sở mình sản xuất.

- Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán với điều kiện là người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.

- Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho dịch vụ, hàng hóa của các thành viên trong tập thể của mính.

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

 

2. Cách đăng ký nhãn hiệu sử dụng cho nhiều sản phẩm, dịch vụ

 

- Có thể đăng ký và sử dụng môt nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau vì theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì việc đăng ký này phải phù hợp với tiêu chuẩn phân loại hàng hóa theo thỏa ước Nice phiên bản 10.

- Quý khách có thể nhờ sự trợ giúp của một công ty đại diện sở hữu trí tuệ tư vấn giúp công ty quý khách tiến hành phân nhóm sản phẩm hoặc dịch vu cho phù hợp.

 

3. Nhãn hiệu cho chuỗi cửa hàng kinh doanh: Việc dùng chung một nhãn hiệu cho một chuỗi cửa hàng là không vi phạm quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ nếu nhãn hiệu này đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình kinh doanh.

 

4. Sản phẩm hàng hóa ra thị trường cần đăng ký những gì?

 

Quý khách chọn lựa chọn các phương thức đăng ký phù hợp:

 

a. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

 

- Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của mình trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để tránh xâm phạm nhãn hiệu của đơn vị khác.

- Cần tra cứu  trước khi tiến hành đăng ký để có thể biết được nhãn hiệu đã có ai đăng ký hay chưa.

- Những hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

*  Mẫu nhãn hiệu hàng hóa.

* Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) ( Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)

 

b. Đăng ký kinh doanh: 

 

Công ty của mình có chức năng sản xuất/ kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa.

 

c. Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng

 

- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường…

- Vui lòng tham khảo: Danh mục hàng hóa phải công bố tiêu chuẩn chất lượng

* Hồ sơ bao gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao công chứng).

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu hóa lý; chỉ tiêu vi sinh; chỉ tiêu kim loại nặng) tại trung tâm kiểm định đo lường sản phẩm.

- 03 mẫu sản phẩm.

- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có).

- Nơi nộp hồ sơ: Cục đo lường sản phẩm.

 

d. Đăng ký lưu hành sản phẩm

 

Đăng ký lưu hành đối với một số sản phẩm theo qui định

* Hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin đăng ký

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Bản kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam không kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng thì có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng của các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới, hoặc của những nước có Hiệp định về chất lượng hàng hoá với Việt Nam. Trong trường hợp nghi ngờ, Bộ Y tế sẽ gửi mẫu ra nước ngoài để kiểm nghiệm và cơ sở xin đăng ký phải chịu mọi chi phí cho việc kiểm nghiệm.

- Giấy chứng nhận hoặc tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm đã được phép lưu hành hoặc chứng chỉ bán tự do của nước sở tại hoặc của ít nhất là một nước đang cho phép sử dụng (đối với hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn nhập khẩu).

- Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:

- Thành phần, cấu tạo

- Tác dụng và hướng dẫn sửdụng

- Tác dụng phụ, cách xử lý

- Tính ổn định và cách bảo quản

- Quy trình sản xuất

 

e. Đăng ký kiểu dáng, sáng chế, bản quyền: 

 

Sở hữu độc quyền đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký, và phạm vi bảo hộ được xác định trong văn bằng. Khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế là chứng cứ chứng minh quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu…

* Hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

- Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);

- Bản mô tả (01 bộ);

- Các tài liệu có liên quan;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

 

f. Đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm

 

Mã vạch mang lại lợi ích không nhỏ như: Phục vụ bán hàng tự động, quản l‎í hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

 

5. Các giải đáp thắc mắc thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu

 

5.1 Liệu nhãn hiệu mà người nộp đơn cần đăng ký đã có ai đăng ký hay chưa?

 

- Một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn cần biết chắc chắn nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.

- Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.

+ Đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu tại cục sở hữu trí tuệ)

+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do cục sở hữu trí tuệ công bố trên mạng

+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo thỏa ước Madrid, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ (wipo) công bố trên mạng

- Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ tài chính. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu

 

5.2 Người nộp đơn nên tự nộp đơn hay thuê dịch vụ chuyên nghiệp?

 

- Người nộp đơn là tổ chức cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc có thể (nhưng không bắt buộc) thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

- Người nộp đơn là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bắt buộc phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức dịch vụ đại diện SHTT tại Việt Nam

- Nếu người nộp đơn chưa hiểu rõ cách thức làm và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, và không muốn tham vấn Cục sở hữu trí tuệ thì nên sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp – thuê các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thay mặt mình làm và nộp đơn.

 

5.3 Hành động của người nộp đơn nếu việc đăng ký không suôn sẻ

 

- Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ có thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc dự định từ chối đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa chữa những thiếu sót của đơn (nếu có thể) hoặc nêu ý kiến phản bác lý do dẫn đến dự định từ chối không xác định của Cục sở hữu trí tuệ.

- Trường hợp được Cục sở hữu trí tuệ thông báo về việc có người khác phản đối việc đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa đổi mẫu nhãn hiệu, thu hẹp danh mục hàng hóa dịch vụ trong đơn, hoặc nêu ý kiến phản bác những lý lẽ, chứng cứ không xác đáng của người phản đối.

- Để khắc phục thiếu sót của đơn, người nộp đơn có thể sửa đổi đơn, tuy nhiên người nộp đơn không được phép sửa đổi mẫu nhãn hiệu và không được phép bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ đã khai trong đơn.

- Nếu không đồng ý với các quyết định của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến đơn đăng ký, người nộp đơn có thể khiếu nại lần đầu với Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu, người nộp đơn có thể khiếu nại với Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện vụ án hành chính tòa án hành chính có thẩm quyền.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

  

            - Logo tem nhãn mác Tag name plate hợp kim nhôm đồng inox kim loại.

            -  Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.

            Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

            - Tem nhãn mác Decal nút nhấn nổi làm phím bấm bộ điều khiển máy móc thiết bị.

             - Tem nhôm đồng inox kim loại làm nhãn mác Logo họa tiết dập chìm ép nổi.

            - In tem mác thép.

            - Tem nhãn mác Decal in mã QR Code động làm tem chống hàng giả.

            -  Màng nhựa nhấn nút nổi in mực dẫn điện làm bàn phím bấm.

            - Tem kim loại đúc nổi làm logo nhãn mác đồ da vali túi xách.

                Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome

             - Decal miếng dán mặt điều khiển máy CNC công nghiệp.

 

 THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

1. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu:
- Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.
- Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của cơ sở mình sản xuất.
- Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán với điều kiện là người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.
- Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho dịch vụ, hàng hóa của các thành viên trong tập thể của mính.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
2. Cách đăng ký nhãn hiệu sử dụng cho nhiều sản phẩm, dịch vụ
- Có thể đăng ký và sử dụng môt nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau vì theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì việc đăng ký này phải phù hợp với tiêu chuẩn phân loại hàng hóa theo thỏa ước Nice phiên bản 10.
- Quý khách có thể nhờ sự trợ giúp của một công ty đại diện sở hữu trí tuệ tư vấn giúp công ty quý khách tiến hành phân nhóm sản phẩm hoặc dịch vu cho phù hợp.
3. Nhãn hiệu cho chuỗi cửa hàng kinh doanh: Việc dùng chung một nhãn hiệu cho một chuỗi cửa hàng là không vi phạm quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ nếu nhãn hiệu này đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình kinh doanh.
4. Sản phẩm hàng hóa ra thị trường cần đăng ký những gì?
Quý khách chọn lựa chọn các phương thức đăng ký phù hợp:
a. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của mình trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để tránh xâm phạm nhãn hiệu của đơn vị khác.
- Cần tra cứu  trước khi tiến hành đăng ký để có thể biết được nhãn hiệu đã có ai đăng ký hay chưa.
- Những hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
*  Mẫu nhãn hiệu hàng hóa.
* Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) ( Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)
b. Đăng ký kinh doanh: 
Công ty của mình có chức năng sản xuất/ kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa.
c. Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng
- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường…
- Vui lòng tham khảo: Danh mục hàng hóa phải công bố tiêu chuẩn chất lượng
* Hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao công chứng).
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu hóa lý; chỉ tiêu vi sinh; chỉ tiêu kim loại nặng) tại trung tâm kiểm định đo lường sản phẩm.
- 03 mẫu sản phẩm.
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có).
- Nơi nộp hồ sơ: Cục đo lường sản phẩm.
d. Đăng ký lưu hành sản phẩm
Đăng ký lưu hành đối với một số sản phẩm theo qui định
* Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin đăng ký
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam không kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng thì có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng của các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới, hoặc của những nước có Hiệp định về chất lượng hàng hoá với Việt Nam. Trong trường hợp nghi ngờ, Bộ Y tế sẽ gửi mẫu ra nước ngoài để kiểm nghiệm và cơ sở xin đăng ký phải chịu mọi chi phí cho việc kiểm nghiệm.
- Giấy chứng nhận hoặc tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm đã được phép lưu hành hoặc chứng chỉ bán tự do của nước sở tại hoặc của ít nhất là một nước đang cho phép sử dụng (đối với hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn nhập khẩu).
- Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:
- Thành phần, cấu tạo
- Tác dụng và hướng dẫn sửdụng
- Tác dụng phụ, cách xử lý
- Tính ổn định và cách bảo quản
- Quy trình sản xuất
e. Đăng ký kiểu dáng, sáng chế, bản quyền: 
Sở hữu độc quyền đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký, và phạm vi bảo hộ được xác định trong văn bằng. Khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế là chứng cứ chứng minh quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu…
* Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
- Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);
- Bản mô tả (01 bộ);
- Các tài liệu có liên quan;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
f. Đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm
Mã vạch mang lại lợi ích không nhỏ như: Phục vụ bán hàng tự động, quản l‎í hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
5. Các giải đáp thắc mắc thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu
5.1 Liệu nhãn hiệu mà người nộp đơn cần đăng ký đã có ai đăng ký hay chưa?
- Một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn cần biết chắc chắn nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.
- Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.
+ Đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu tại cục sở hữu trí tuệ)
+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do cục sở hữu trí tuệ công bố trên mạng
+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo thỏa ước Madrid, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ (wipo) công bố trên mạng
- Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ tài chính. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu
5.2 Người nộp đơn nên tự nộp đơn hay thuê dịch vụ chuyên nghiệp?
- Người nộp đơn là tổ chức cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc có thể (nhưng không bắt buộc) thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
- Người nộp đơn là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bắt buộc phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức dịch vụ đại diện SHTT tại Việt Nam
- Nếu người nộp đơn chưa hiểu rõ cách thức làm và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, và không muốn tham vấn Cục sở hữu trí tuệ thì nên sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp – thuê các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thay mặt mình làm và nộp đơn.
- Danh sách các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đủ điều kiện hành nghề được đăng tải trên trang web: http://www.noip.gov.vn.
5.3 Hành động của người nộp đơn nếu việc đăng ký không suôn sẻ
- Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ có thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc dự định từ chối đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa chữa những thiếu sót của đơn (nếu có thể) hoặc nêu ý kiến phản bác lý do dẫn đến dự định từ chối không xác định của Cục sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp được Cục sở hữu trí tuệ thông báo về việc có người khác phản đối việc đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa đổi mẫu nhãn hiệu, thu hẹp danh mục hàng hóa dịch vụ trong đơn, hoặc nêu ý kiến phản bác những lý lẽ, chứng cứ không xác đáng của người phản đối.
- Để khắc phục thiếu sót của đơn, người nộp đơn có thể sửa đổi đơn, tuy nhiên người nộp đơn không được phép sửa đổi mẫu nhãn hiệu và không được phép bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ đã khai trong đơn.
- Nếu không đồng ý với các quyết định của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến đơn đăng ký, người nộp đơn có thể khiếu nại lần đầu với Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu, người nộp đơn có thể khiếu nại với Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện vụ án hành chính tòa án hành chính có thẩm quyền.
 
 

XỬ PHẠT HÀNH VI KINH DOANH QUẦN ÁO KHÔNG CÓ NHÃN MÁC

 

 

XỬ PHẠT HÀNH VI KINH DOANH QUẦN ÁO KHÔNG CÓ NHÃN MÁC

 

 

Nhãn mác luôn là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm, nếu kinh doanh quần áo không có nhãn mác thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật

 

 

Theo quy định của pháp luật, khi kinh doanh quần áo bắt buộc phải có nhãn mác. Nếu bất cứ ai kinh doanh quần áo mà không có nó sẽ phải chịu các hình thức xử phạt hành chính tùy theo số lượng và quy mô. Do đó, các cơ sở kinh doanh quần áo cần tiến hành thiết kế và in ấn nhãn mác cho sản phẩm của mình. Đây cũng là việc làm nhằm quảng bá thương hiệu và củng cố niềm tin với người tiêu dùng.

 

Nhãn mác là yêu cầu bắt buộc đối với kinh doanh quần áo

 

Theo quy định của pháp luật, đây là yêu cầu bắt buộc với các loại hàng hóa khi lưu thông trên thị trường, trong đó có kinh doanh quần áo. Trên đó cần ghi rõ địa chỉ sản xuất, tên thương hiệu, kích cỡ , hướng dẫn sử dụng, các chú ý về chế độ giặt, là, phơi, sử dụng chất tẩy… của quần áo.

 

Các hình thức xử phạt hành vi kinh doanh quần áo không có nhãn 

 

Bất cứ hành vi kinh doanh quần áo mà không có nhãn mác đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào quy mô và giá trị của hàng hóa. Mức thấp nhất nếu hàng hóa có giá trị đến 5000000 đồng thì bị xử phạt từ 100.000 – 300000 đồng, mức cao nhất đối với hàng hóa có giá trị trên 100.000.000 đồng thì bị xử phạt hành chính từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng. Ngoài ra, còn các hình thức xử phạt bổ sung như bắt buộc in ấn nhãn mác cho quần áo, mức cao nhất có thể bị thu hồi sản phẩm.

 

Nhãn mác khi kinh doanh quần áo là tự bảo vệ mình

 

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh quần áo, in nhãn là tự bảo vệ mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây cũng được nhà nước bảo hộ khi cơ sở đăng ký bản quyền, đó cũng là tiêu chí tránh hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Mặt khác, người tiêu dùng cũng tin tưởng lựa chọn những sản phẩm quần áo có nhãn mác rõ ràng, góp phần khẳng định thương hiệu nhà sản xuất.

 

Tóm lại, đây là yêu cầu bắt buộc đối với kinh doanh quần áo, nếu kinh doanh quần áo không có nhãn mác sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Vì thế, bạn hãy lên kế hoạch thiết kế và lựa chọn in ấn nhãn mác phù hợp với sản phẩm của mình. Đó là một biện pháp thiết thực bảo vệ hoạt động kinh doanh và là cơ hội khẳng định thương hiệu của bạn.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

 

Tem nhôm xước

 

Tem kim loại 

 

- Tem nhôm phủ keo

 

Tem nhựa phím nổi

 

Nhãn Decal

 

Nhãn vải

 

Tem kim loại ăn mòn

 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.



 

 

 
 

Tư vấn thủ tục Đăng kí Nhãn hiệu hàng hóa

 

Tư vấn thủ tục Đăng kí Nhãn hiệu hàng hóa

 

 

 

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là việc rất quan trọng và tiến hành càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ bị vi phạm mà không được Nhà nước bảo vệ do chưa dăng ký bảo hộ đối với chính nhãn hiệu của mình. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Hình ảnh có liên quan

 

1, Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/10 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về SHTT.

2, Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa một tài sản trí tuệ quan trọng của doanh nghiệp. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, các nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng để phân biệt đó phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:


- Tạo sự độc quyền cho chủ sở hữu trong việc sử dụng và chuyển nhượng nhãn hiệu.
- Thúc đẩy việc tiếp thị, tạo thế cạnh tranh trên thị trường, giúp người dùng nhận biết được dịch vụ trên thị trường. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như một cam kết của doanh nghiệp về đầu tư vào nhãn hiệu, chất lượng dịch vụ đối với người sử dụng, tạo lòng tin nơi khách hàng về dịch vụ của doanh nghiệp, khiến cho dịch vụ ngày càng tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước.
- Chống lại các hành vi xâm phạm. Doanh nghiệp có quyền ngăn cấm người khác không được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa mình đã đăng ký bảo hộ. Khi bị xâm phạm, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc bên vi phạm chấm dứt các hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại cho bên chủ nhãn hiệu.
- Tạo thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu ra nước ngoài.

 

3, Đăng ký nhãn hiệu.

a. Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu 
- Giấy ủy quyền (do OCEANLAW cung cấp).
- 12 mẫu nhãn có kích thước nhỏ hơn nhãn hiệu: 8x8cm;
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu.

b. Thời gian đăng ký
  Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua 2 giai đoạn:
- Xét nghiệm hình thức (02 – 03) tháng.
- Xét nghiệm nội dung (16 – 18) tháng.
Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm

4, Oceanlaw sẽ giúp Quý khách hàng:

- Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc Đăng kí nhãn hiệu;
- Đại diện khách hàng tiến hành mọi thủ tục cần thiết với Cục Sở hữu Trí tuệ;
- Thông báo cho khách hàng mọi thông tin liên quan đến quá trình Đăng kí nhãn hiệu hàng hóa.

5, Quyền lợi khách hàng:

- Phiếu báo kết quả tra cứu nhãn hiệu (nếu có yêu cầu tra cứu);
- Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ
- Đơn hợp lệ sẽ được Công bố trên Công báo của Cục SHTT trong thời hạn 02 tháng
- Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
- Công bố nhãn hiệu đã được bảo hộ của Khách hàng trên Website Công ty.
- Tư vấn miễn phí đối với những trường hợp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Khách hàng.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

 

             - Tem nhãn mác Decal in số nhảy mã vạch dữ liệu thay đổi biến đổi.

             - Labels tem nhãn mác in trên vật liệu Decal giấy decal nhựa.

             - Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

                  - Tem nhôm đồng inox kim loại làm nhãn mác Logo họa tiết dập chìm ép nổi.

             - Tem nhãn mác Logo cho đồ nội thất.

             - Tem nhãn mác Logo inox đồng nhôm kim loại in khắc ăn mòn ép nổi.

             - Labels tem nhãn mác in trên vật liệu Decal giấy decal nhựa.

             - Tem nhãn mác Decal nhựa nút nhấn nổi làm miếng dán bàn phím bảng điều khiển thiết bị.

             - Phím bấm màng nhựa, tem nhãn mác Decal mặt PET.

             - Biển bảng chỉ dẫn- hướng dẫn sử dụng thang máy.

 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

 

 








 
 

Hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm

 

 

Hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm

 

 

Trong quá trình thiết kế và đăng ký thông tin nhãn thực phẩm với cơ quan chức năng, khách hàng cần chú ý tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà nước về ghi tem nhãn hàng hóa.

 

huong-dan-ghi-nhan-san-pham

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUY CHẾ GHI NHÃN THỰC PHẨM

QĐ 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 về “Quy chế ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước, hàng hóa xuất nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam và hàng hóa sản xuất để xuất khẩu”.

QĐ 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung ban hành kèm theo QĐ 178/1999/QĐ-TTg.

Thông tư 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 về hướng dẫn thực hiện QĐ 178/1999/QĐ-TTg.

Thông tư 15/2000/TT-BYT ngày 30/6/2000 về hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm.

NỘI DUNG BẮT BUỘC GHI NHÃN

Tên thực phẩm.

Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về thực phẩm.

Định lượng thực phẩm.

Thành phần cấu tạo thực phẩm.

Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của thực phẩm

Ngày sản xuất, thời hạn bảo quản hoặc hạn sử dụng.

Hướng dẫn bảo quản, sử dụng.

Xuất xứ thực phẩm (đối với thực phẩm xuất nhập khẩu).

THỂ HIỆN NỘI DUNG GHI NHÃN

 3.1. Tên thực phẩm:

        3.1.1. Cách gọi tên thực phẩm:

                - Là tên gọi cụ thể của thực phẩm.

                - Là tên đã sử dụng trong tiêu chuẩn Việt nam của hàng hóa đó.

                - Là tên mô tả cụ thể nói lên bản chất, công dụng chính của thực phẩm.

                - Trường hợp tên thực phẩm đã quá quen thuộc hoặc đã được Việt hóa thì có thể để nguyên tên nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng theo hệ chữ tiếng La-tinh hoặc thêm tên mặt hàng kèm tên chữ bằng tiếng nước ngoài (Ví dụ: Rượu Whisky, Bánh Snack, Bánh Pizza…), hoặc chữ phiên âm ra tiếng Việt (Ví dụ: Sủi cảo, Tàu vị yểu…).

                - Loại hàng hóa có bao bì thương phẩm chứa nhiều loại sản phẩm khác nhau có thể ghi tên chủng loại các hàng hóa kèm theo tên hiệu của nhà sản xuất (Ví dụ: Kẹo các loại NESTLE, Bánh các loại LUBICO…) hoặc kèm theo tên thương mại của hàng hóa (Ví dụ: Bánh mứt kẹo Đà Nẵng…).

                - Trường hợp nhãn hiệu hàng hóa đã được nhà nưóc bảo hộ hoặc có giấy phép chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hàng hóa, tên hàng hóa không phải ghi bằng tiếng Việt trên phần chính của nhãn.

        3.1.2. Vị trí ghi trên nhãn sản phẩm:

                - Chữ viết tên hàng hóa phải được ghi trên mặt chính (PDP) của nhãn và có chiều cao không nhỏ hơn một nửa (1/2) chữ cao nhất có mặt trên nhãn hàng hóa hoặc không nhỏ hơn 2mm ở ngay phía trên, phía dưới bên cạnh tên thương mại hay tên hiệu của cơ sở sản xuất.

 3.2. Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa:

        3.2.1. Nếu hàng hóa của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (gọi chung là thương nhân) được hoàn chỉnh tại một cơ sở sản xuất của mình, nội dung ghi nhãn gồm:

                - Tên của thương nhân………sản xuất tại……..; hoặc

                - Sản phẩm của……… địa chỉ giao dịch……….

        3.2.2. Nếu hàng hóa của cùng một doanh nghiệp được sản xuất hoàn chỉnh tại hai hoặc nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, nội dung ghi nhãn gồm:

                - Sản phẩm của……..địa chỉ……………sản xuất tại……….

        3.2.3. Nếu hàng hóa được hoàn chỉnh bởi một thương nhân khác, nội dung ghi nhãn gồm:

                - Sản phẩm của………sản xuất bởi……..tại……….;hoặc

                - Sản phẩm của………do…….sản xuất tại……….

        3.2.4. Nếu hàng hóa chỉ được đóng gói, nội dung ghi nhãn gồm:

                - Sản phẩm của (Tên, địa chỉ thương nhân) ……… đóng gói tại……….

        3.2.5. Nếu hàng hóa là hàng nhập khẩu hoặc hàng thuộc đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa là tên thương nhân nhập khẩu hoặc tên văn phòng đại diện Công ty/Hãng nước ngoài tại Việt Nam hoặc tên cơ quan đại lý độc quyền. Cách ghi tên và địa chỉ như sau:

                - Tên thương nhân………..Địa chỉ (của thương nhân)………….

        Lưu ý:

        - Tên và địa chỉ của thương nhân là tên và địa chỉ theo đăng ký hoạt động kinh doanh.

        - Địa chỉ gồm: số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã), quận (huyện, thị xã), thành phố (tỉnh).

 3.3. Định lượng thực phẩm:

        3.3.1. Định lượng của hàng hóa là số lượng (số đếm) hoặc khối lượng tịnh (hoặc thể tích thực, trọng lượng thực) của hàng hóa có trong bao bì thương phẩm.

        3.3.2. Việc ghi định lượng của thực phẩm lên nhãn hàng hóa theo hệ đo lường quốc tế SI (System International) tại phụ lục B. Nếu dùng hệ đơn vị đo lường thì phải ghi cả số quy đổi sang hệ đơn vị đo luờng SI.

        3.3.3. Trường hợp thực phẩm sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu, có thể dùng đơn vị đo của hệ đo lường khác theo hợp đồng thỏa thuận với nước nhập khẩu hoặc theo quy định ghi nhãn bắt buộc của nước nhập khẩu.

        3.3.4. Việc ghi định lượng trên nhãn hàng hóa:

                a) Ghi định lượng “khối lượng tịnh” áp dụng cho:

                - Hàng hóa ở dạng chất rắn, dạng nhão, keo sệt, dạng hỗn hợp chất rắn với chất lỏng. Đơn vị dùng là mg, g, kg.

                - Hàng hóa có dạng hỗn hợp chất rắn và chất lỏng phải ghi khối lượng chất rắn và tổng khối lượng hỗn hợp gồm cả chất rắn và chất lỏng.

                b) Ghi định lượng “thể tích thực” áp dụng cho:

                - Hàng hóa có dạng thể lỏng. Đơn vị đo thể tích được dùng là ml, l ở nhiệt độ 200C (hoặc nhiệt độ xác định tùy thuộc vào tính chất riêng của hàng hóa).

        3.3.5. Kích thước và chữ số để ghi định lượng theo qui định của TT34/1999/TT-BTM ( phụ lục C ).

        3.3.6. Vị trí để ghi định lượng nằm ở phía dưới của phần chính của nhãn hoặc gần vị trí của tên hàng hóa.

        3.3.7. Chữ và số ghi định lượng theo dòng song song với đáy bao bì.

 3.4. Thành phần cấu tạo:

        3.4.1. Sản phẩm được làm ra từ hai loại nguyên liệu trở lên thì phải liệt kê tên các loại nguyên liệu đó vào nội dung thành phần cấu tạo trên nhãn hàng hóa.Thành phần cấu tạo không phải là thành phần dinh dưỡng hay chỉ tiêu chất lượng chính.

        3.4.2. Thành phần cấu tạo được ghi theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng hoặc tỉ khối (% khối lượng).

                - Thành phần cấu tạo phải ghi hàm lượng hoặc tỉ khối của nguyên liệu nếu tiêu chuẩn không nêu được chỉ tiêu chất lượng chủ yếu quyết định bản chất và chất lượng của sản phẩm mang tên.

        3.4.3. Cách ghi tên các chất phụ gia thực phẩm là thành phần cấu tạo:

                - Tên nhóm và tên chất phụ gia.

                   Ví dụ: Chất bảo quản: Natri benzoat

                - Tên nhóm và mã số quốc tế của chất phụ gia.

                   Ví dụ: Chất bảo quản (211).

Nếu chất phụ gia là “hương liệu”, “chất tạo ngọt”, “chất tạo màu” cần ghi thêm “ tự nhiên”, “nhân tạo” hay “tổng hợp”. 

Ví dụ: - Chất tạo màu tổng hợp (124)

           - Chất tạo màu tổng hợp: Ponceau 4R

Nếu chất phụ gia được đưa vào thực phẩm qua nguyên liệu (hoặc thành phần cuả nguyên liệu):

- Với một lượng cần khống chế hoặc một lượng đủ để thực hiện một chức năng công nghệ thì phải ghi vào bản liệt kê các thành phần.

- Với một lượng nhỏ hơn quy định để thực hiện một chức năng công nghệ thì không cần ghi vào bản liệt kê các thành phần.

 3.5. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu:

        3.5.1. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu gồm những chỉ tiêu quyết định giá trị sử dụng, bảo đảm sự phù hợp và an toàn đối với người tiêu dùng theo công dụng chính đã định trước cùa sản phẩm.

        3.5.2. Đối với các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thành phần chất lượng chủ yếu gồm: đạm, béo, đường…

        3.5.3. Đối với sản phẩm có công dụng đặc biệt phải ghi các chỉ tiêu của các chất tạo nên công dụng đó.

                 - Thực phẩm sử dụng công nghệ gien, ghi nhãn bằng tiếng Việt với dòng chữ: “có sử dụng công nghệ gien”.

                 - Thực phẩm chiếu xạ Có trên nhãn hình biểu thị thực phẩm chiếu xạ theo quy định quốc tế mà Việt Nam công bố áp dụng.

                 - Thực phẩm tăng cường chất dinh dưỡng Ghi tên, hàm lượng chất bổ sung. Chú ý ghi rõ đối tượng sử dụng, liều lượng và cách sử dụng.

                - Thực phẩm ăn kiêng 

                     + Ghi dòng chữ “ăn kiêng” liên kết với tên sản phẩm.

                     + Xác định đặc trưng “ăn kiêng” chủ yếu của thực phẩm, ghi ngay cạnh tên thực phẩm đó.

                       Ví dụ: Cháo ăn kiêng (acid béo hòa tan thấp)

        3.5.4. Việc lựa chọn các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu để ghi nhãn hàng hóa phụ thuộc vào:

                 - Bản chất của sản phẩm.

                 - Thuộc tính tự nhiên của sản phẩm.

                 - Mối quan hệ trực tiếp đến công dụng chính và độ an toàn cần thiết của sản phẩm.

        3.5.5. Trường hợp phân loại chất lượng: phải ghi lên nhãn hàng hóa các thông số kinh tế, định lượng chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

                  Ví dụ: Nước mắm cao cấp 20 độ đạm.

 3.6. Ngày sản xuất, hạn sử dụng, thời hạn sử dụng:

        3.6.1. Ngày sản xuất gồm hai số chỉ ngày, hai số chỉ tháng, hai số chỉ năm (số chỉ năm có thể ghi bốn chữ số) hoàn thành sản xuất hàng hóa đó. Có thể ghi như sau:

                - Ngày sản xuất: 03.04.00, hoặc - NSX: 03/04/2000, hoặc - NSX: 030400 Ghi như trên có nghĩa là sản phẩm hoàn thành vào ngày 03 tháng 4 năm 2000.

        3.6.2. Hạn sử dụng (HSD) hoặc hạn bảo quản (HBQ) là số chỉ ngày, tháng, năm (cách ghi như NSX) mà quá mốc thời gian đó hàng hóa không còn được bảo hành và không được phép lưu thông trên thị trường.

        3.6.3. Thời hạn sử dụng (THSD) hoặc thời hạn bảo quản (THBQ) là khoảng thời gian kể từ ngày sản phẩm hoàn thành đến thời điểm mà hàng hóa không còn được bảo hành và không được phép lưu thông trên thị trường.

                - Có thể ghi hạn sử dụng theo 2 cách: - NSX + THSD (hoặc THBQ): NSX: 12/07/00 THSD: 1 năm - HSD: 12/07/01 

                - Thực phẩm có bao gói, sử dụng quá 24 giờ đều phải có hạn sử dụng.

 3.7. Hướng dẫn bảo quản, sử dụng:

        - Có thể ghi trong tài liệu kèm theo thực phẩm. Hướng dẫn sử dụng có thể gồm:

        - Chỉ ra đối tượng, mục đích sử dụng.

        - Cách dùng hoặc cách chế biến. 

        - Công thức.

        - Quy trình chế biến phù hợp mục đích đã định.

        - Nêu điều kiện bảo quản: trong môi trường nào, nhiệt độ nào….. Thực phẩm có tính chất sử dụng đơn giản, phổ thông không cần có hướng dẫn sử dụng, bảo quản.

           Ví dụ: Nước uống, đường, muối……….

 3.8. Xuất xứ thực phẩm:

        Đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu phải ghi tên nước xuất xứ. 

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa:

Bằng tiếng Việt

Có thể có thêm tiếng nước ngoài nhưng kích thước không được lớn hơn nội dung tương đương ghi bằng tiếng Việt.

Thực phẩm xuất khẩu: có thể bằng ngôn ngữ nước nhập khẩu.

Thực phẩm nhập khẩu: - Bằng tiếng Việt nếu thỏa thuận được với nước xuất khẩu. - Nhãn phụ (ghi đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt) đính kèm theo nhãn nguyên gốc.

Hành vi vi phạm quy định ghi nhãn:

Lưu thông hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định.

Nhãn hàng hóa có những nội dung thông tin bằng hình ảnh, hình vẽ hoặc chữ viết không đúng với bản chất thực của hàng hóa đó.

Nhãn hàng hóa không rõ ràng, mờ nhạt đến mắt thường không đọc được nội dung ghi trên nhãn.

Nhãn hàng hóa không có đủ các nội dung bắt buộc theo quy định.

Nội dung trình bày trên nhãn hàng hóa không đúng kích thước, vị trí, cách ghi và ngôn ngữ.

Nội dung ghi trên nhãn hàng hóa bị tẩy xóa, sửa đổi.

Thay nhãn hàng hóa nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng.

Sử dụng nhãn hàng hóa đã được pháp luật bảo hộ mà không được sự chấp thuận của chủ sở hữu.

Nhãn hàng hóa trùng với nhãn hàng hóa cùng loại của thương nhân khác đã được pháp luật bảo hộ.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

               

            - Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

            -  Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.

            -  Màng nhựa nhấn nút nổi in mực dẫn điện làm bàn phím bấm.

            - Tem kim loại đúc nổi làm logo nhãn mác đồ da vali túi xách.

               Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome

            - Decal miếng dán mặt điều khiển máy CNC công nghiệp.

            - Labels tem nhãn mác in trên vật liệu Decal giấy decal nhựa.

            - Tem nhãn mác Logo nhựa dẻo phủ keo nổi thủy tinh epoxy.

            - Tem nhãn mác Decal nút nhấn nổi làm phím bấm chức năng bảng điều khiển máy móc thiết bị.

            - Tem nhãn mác Logo chữ nổi iox hợp kim nhôm đồng kim loại.

 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

 

 
 

Thủ tục thay đổi nội dung nhãn mác như thế nào

 

Thủ tục thay đổi nội dung nhãn mác như thế nào

 

 

 

Nhãn mác thường được dán lên sản phẩm để nhận biết sự khác nhau giữa các loại sản phẩm cũng như để khách hàng có thể nắm rõ các thông tin trên sản phẩm như công dụng, cách sử dụng…Nếu vì một lý do nào đó mà phải thay đổi nhãn mác thì phải làm thế nào? Thủ tục thay đổi nội dung nhãn mác như thế nào?

 

 

 

Trước tiên, bạn hãy tìm hiểu những văn bản pháp luật sau:

Cơ sở pháp lý quy định về dán nhãn hàng hóa:

– Nghị định số 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa;

– Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP;

– Thông tư 04/2012/TT-BCT quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.

Theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP, giải thích một số từ ngữ về nhãn hàng hóa như sau:

1. “Nhãn hàng hoá” là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

2. “Ghi nhãn hàng hoá” là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

3. “Nhãn gốc của hàng hoá” là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên hàng hoá.

4. “Nhãn phụ” là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.

Sau khi đã tìm hiểu về các văn bản pháp luật trên, dựa vào Khoản 1 Mục 1 Thông tư 09. Và Khoản 3 Điều 4 Nghị định 89 thì chúng tôi thấy rằng:

Việc thay đổi nội dung công dụng trên nhãn mác sản phẩm nhập khẩu của công ty là có thể nhưng việc này cần phải tuân thủ một số điều sau:

– Thứ nhất, việc này cần phải tuân thủ theo hợp đồng ký kết giữa công ty bạn và bên cung cấp sao cho phù hợp với quy định pháp luật Việt nam cũng như pháp luật nước xuất khẩu. Bởi vì hai ngôn ngữ là khác nhau, một bên là tiếng Anh, một bên là tiếng Việt nên nếu công ty bạn thay đổi công dụng trên nhãn mác mà nội dung đó lại khác với nhãn gốc thì công ty bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung bạn đã ghi.

– Thứ hai, công ty bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký hoặc xin giấy phép để thay đổi nội dung công dụng của sản phẩm trên nhãn mác trừ khi công ty bạn muốn dãn nhãn phụ ngay tại kho ngoại quan thì chỉ được thực hiện khi được cho phép.

– Bạn cũng lưu ý là hiện nay, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc nhập khẩu hàng hóa đã dán nhãn phụ trước khi vào Việt Nam.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

 

           - Tem nhãn mác Decal in mã QR Code động làm tem chống hàng giả.

           -  Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.

             Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

 

            -  Màng nhựa nhấn nút nổi in mực dẫn điện làm bàn phím bấm.


            

            - Tem nhãn mác Logo thương hiệu bằng nhôm kim loại đúc ép dập chìm nổi hoặc đánh vân xước.

 

 

            - Tem kim loại đúc nổi làm logo nhãn mác đồ da vali túi xách.

 

                Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome

 

             - Decal miếng dán mặt điều khiển máy CNC công nghiệp.

 

             - Tem nhãn mác Logo nhựa dẻo phủ keo nổi thủy tinh epoxy.

 

             - Tem nhãn mác Logo chữ nổi iox hợp kim nhôm đồng kim loại.

 

             - Tem nhãn mác Decal in số nhảy mã vạch dữ liệu thay đổi biến đổi.

 

             - Tem nhãn mác Logo cho đồ nội thất.

 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.




 

 

 

 

 

 

 
 

Hiểu đúng về cách ghi nhãn mác thực phẩm

 

 

Hiểu đúng về cách ghi nhãn mác thực phẩm

 

 

Thành phần trên nhãn mác với tỷ lệ tương ứng sẽ giúp bạn biết rõ thực phẩm mình dùng, chứ không chỉ dựa vào quảng cáo. Chẳng hạn, một loại mì được nói làm từ khoai tây nhưng thành phần khoai tây chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

 

Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, đọc và hiểu đúng nhãn mác để chọn sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng là thói quen cần có đối với mỗi người tiêu dùng. Những điều cần quan tâm khi đọc nhãn mác thực phẩm là:

 

Đối tượng sử dụng

 

Trên nhãn mác một số sản phẩm ghi đối tượng đặc biệt mà loại thực phẩm đó dành riêng cho, chẳng hạn sữa công thức cho trẻ 1-3 tuổi hay sữa ít béo, sữa bà bầu, sản phẩm cho người tiểu đường... Khi mua hàng cần xem xét kỹ thông tin trên và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

 

Hiểu đúng về cách ghi nhãn mác thực phẩm

 

Thành phần dinh dưỡng

 

Các thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì thực phẩm thường là tỷ lệ chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thông thường, các thành phần này được sắp xếp theo thứ tự từ chất có trọng lượng cao đến chất có trọng lượng thấp. Chẳng hạn, một hộp nước sốt cà chua với cà chua là nguyên liệu chính sẽ được liệt kê đầu tiên. Gia vị hoặc thảo mộc được liệt kê cuối cùng vì có trọng lượng thấp nhất. Đọc thành phần với tỷ lệ tương ứng sẽ giúp bạn biết rõ thực phẩm mình dùng, chứ không chỉ dựa trên quảng cáo. Chẳng hạn, một loại mì được nói là làm từ khoai tây nhưng thành phần ghi khoai tây chỉ chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ.

 

Người tiêu dùng cũng cần để ý các tên gọi khác nhau của một thành phần: chẳng hạn trên nhãn không ghi có đường (sugar) nhưng lại có ghi mật, hoặc không chất đạm mà là protein... hay không gọi bột ngọt mà là natri glutamat hay monosodium glutamate...

 

Đặc biệt, những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng, bị dị ứng hoặc có bệnh lý phải ăn theo chế độ riêng càng cần kiểm tra kỹ danh sách thành phần này, để xem mình có sử dụng được không.

 

Ngoài ra, trên một số sản phẩm còn có thể ghi rõ chất béo trong thành phần là loại có bão hòa hay không, có chứa cholesterone hay không... và dựa vào đó bạn có thể chọn cho mình loại phù hợp, nhất là người tiểu đường, mỡ máu, huyết áp.

 

Một số thực phẩm, bên cạnh các thành phần chính, nhà sản xuất có thể bổ sung vi chất, ví dụ sữa trẻ em thường được tăng cường canxi, vitamin D3... và người tiêu dùng cũng nên để ý khi mua xem có phù hợp với nhu cầu sử dụng không. Thông thường, các sản phẩm này đều tốt.

 

Lượng calo trên một khẩu phần ăn

 

Một khẩu phần ăn hay còn gọi là khối lượng ăn trong một lần (Serving) thường được chuẩn hóa, thường là trên 100 g hay 100 ml. Lượng calo là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến trọng lượng. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần biết trên nhãn hiệu thực phẩm là lượng calo trên một khẩu phần.

 

Chẳng hạn, trên một hộp sữa tươi, nhà sản xuất thường ghi tỷ lệ thành phần và lượng calo của 100 ml sữa, nhưng thể tích thực của hộp sữa thường là 110 hay 180 ml...

Cách bảo quản

 

Mỗi loại thực phẩm có cách bảo quản riêng. Và trên bao bì từng sản phẩm, nhà sản xuất thường ghi cụ thể cách bảo quản để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Hãy đọc kỹ phần này và tuân thủ. Có một số thực phẩm khô có thể trữ ở nhiệt độ thường, tại nơi thoáng mát hoặc tránh ánh nắng mặt trời. Đồ cấp đông phải được để trên ngăn đá, ngăn đông trước khi dùng. Một số khác có thể giữ trong tủ lạnh tại ngăn mát. Sản phẩm tốt có thể trở nên vô giá trị hoặc gây độc nếu bảo quản sai cách.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:


                 Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

             - Tem nhãn kim loại làm mác thông số máy móc thiết bị.

             - Tem nhãn mác Mica tủ điện- Tag name Plate tủ bảng điện.

             - Tem nhãn mác Inox ăn mòn nét chìm nổi chịu thời tiết hóa chất.

             - Tem da làm nhãn mác logo thời trang quần áo ba lô túi xách.

             - Tem nhãn mác Decal mạch dẻo in mực nano bạc làm modul phím nhấn hệ điều khiển.

             - Miếng dãn nhấn nút nổi làm tấm che mặt bàn phím bảng điều khiển.

 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

 

 
 

Trang 7 trong tổng số 13

Hỗ trợ trực tuyến

Mobile/Zalo  

Ms Lan Anh

0912 424 368

Số người đang xem
Hiện có 25 khách Trực tuyến
0912424368
Chat hỗ trợ
Chat ngay