Thiết kế đồ họa

Những điểm lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu

 

 

 

Những điểm lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu

 

 

Một doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu dùng cho nhiều loại hàng hoá, thị trường khác nhau. Nhưng những nhãn hiệu thành công (sử dụng lâu năm, chiếm lĩnh thị trường, người tiêu dùng tín nhiệm) cần tập trung phát huy, không nên thay.

 

chu y thiet ke nhan

 

Có thể sử dụng thành phần phân biệt trong tên thương mại để làm nhãn hiệu. Coi đó là nhãn hiệu cơ bản, sau đó tạo nên nhãn hiệu liên kết.

 

Không chỉ là chữ, mà nên sử  dụng hình ảnh, hoặc kết hợp cả hai. Chú ý dễ nhớ, dễ truyền thụ, dễ phổ cập.

Đảm bảo không trùng, không tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác. Do vậy cần phải kiểm tra, đối chiếu trước.

 

Không sử dụng các dấu hiệu không có khả năng phân biệt, bị cấm như: Mô tả hàng hoá, hình vẽ diễn tả hàng hoá, tên gọi thông thường, chỉ dẫn phương pháp sản xuất, số lượng, chất lượng chủng loại, nguồn gốc sản phẩm hàng hoá. Dấu hiệu làm sai lệch, gây nhầm lẫn, lừa dối về chất lượng, công dụng.

 

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu kiểm tra, dấu bảo hành của cơ quan Nhà nước, trùng với quốc huy, quốc kỳ, ảnh lãnh tụ.

 

Những dấu hiệu không được bảo hộ làm nhãn hiệu:

 

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt nam và của nước ngoài.

 

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp do chính tổ chức đó đăng ký làm nhãn hiệu chứng nhận.

Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ (Điều 75 Luật SHTT).

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:


Xem thêm:


               

          - Tem nhãn mác Logo thương hiệu bằng nhôm kim loại đúc ép dập chìm nổi hoặc đánh vân xước.


          -  Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.


           -  Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.


          -  Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.


           - Tem dẻo phủ keo nổi thủy tinh EPOXY.

 

            - Tem silicol, cao su nhựa dẻo.

 

            - Tem nhãn mác trên vải, lụa, Satin.

 

            - Tem nhãn nhôm làm mác cửa cuốn, của nhôm hệ, cửa thủy lực.

 

            - Tem logo dập nổi cho thiết bị bằng công nghệ nhôm phay xước.

 

            - Tem nhãn làm mác máy bơm, động cơ, mô tơ điện.

 

             - Tem nhãn Decal nhựa, Decal trong, Decal 7 mầu, Decal vỡ….

 

            -  Bộ Modul phím nhấn bảng điều khiển điện tử in mực dẫn điện.



THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.

 


 
 

Chú ý khi in

 

 

Chú ý khi in

 

Bạn vừa thiết kế một tài liệu, bạn rất hài lòng về nó, trông nó trên màn hình và trên tờ in laser rất đẹp. Nhưng không may, điều đó không có nghĩa là nơi chế bản hay nhà in sẽ hào hứng như bạn. Họ có thể gặp nhiều khó khăn do những điều bạn quên không thông tin cho họ hay những điều mà bạn chưa biết.

 

label


Trong thực tế như thống kê của Viện kỹ thuật Rochester, có đến 78% file của khách hàng gởi đến nhà in chưa phù hợp cho việc in ấn. Dưới đây là một số lưu ý cho các nhà thiết kế. Đây là những hiểu biết cơ bản về chế bản hoặc là những kiến thức thông thường, chúng sẽ rất hữu dụng cho bạn trước khi thực hiện công việc in tác phẩm của mình, chúng sẽ giúp bạn tránh những lỗi đôi khi gây rất tốn kém.
 


- Lên kế hoạch: Cần phải lên kế hoạch công việc của bạn. Đừng quên rằng việc xuất phim (hoặc ghi bản), phơi bản, in và thành phẩm sẽ mất rất nhiều thời gian. Nếu bạn thực hiện không đúng kế hoạch điều đó không có nghĩa là nhà in phải tăng tốc để kịp tiến độ cho bạn. Các máy in đều làm việc với một lịch dày đặc, các tờ in phải có thời gian để khô và nếu chế bản gặp sự cố, nó phải mất rất nhiều thời gian để mọi việc trở lại trật tự.

 

- Kiểm tra lỗi: thông thường khách hàng sẽ kiểm tra bản in thử mà bạn in ra, nhưng thường họ chỉ đọc lướt qua nên có thể sẽ bỏ sót lỗi. Tốt nhất bạn phải là người tự kiểm tra lỗi cho tất cả các tài liệu của mình.

 

- Trapping: trapping là kỹ thuật dùng để giảm thiểu sai số chồng màu trong quá trình in. Hoặc là bạn sẽ tự làm điều này và thông tin cho nhà in biết, hoặc là bạn để cho họ thực hiện việc trapping. Trapping vừa là kỹ năng vừa là nghệ thuật. Đừng đánh giá thấp công việc này, đôi khi nó sẽ làm cho bạn phải trả giá.

 

- Phần mềm (Software): nên sử dụng những phần mềm ứng dụng quen thuộc của nhà in như: PageMaker, QuarkXpress, Illustrator, Freehand, CorelDraw, Photo-shop, Indesign. Nên thảo luận trước với nhà in nếu bạn có sử dụng những phần mềm ứng dụng khác. Mặt khác hãy nên sử dụng các phần mềm ứng dụng cho đúng tác vụ, chẳng hạn như sử dụng PageMaker hoặc QuarkX-press cho công việc dàn trang. Illustrator, Freehand,

CorelDraw phù hợp cho các công việc vẽ các đối tượng đồ họa hoặc thiết kế những trang đơn. Còn về công việc xử lý ảnh, Photoshop là phần mềm thích hợp nhất.

 

- Đặt tên file: tài liệu của bạn có thể được xử lý trong các chương trình ứng dụng khác nhau chạy trên những hệ điều hành khác nhau để bình bản, xuất ra phim hay ra bản. Mỗi hệ điều hành hoặc chương trình ứng dụng có những quy luật riêng của nó gắn liền với tên file. Để tránh những vấn đề khó khăn cần phải đổi tên file hoặc không thể đọc được, không nên đặt tên file dài quá 25 ký tự, sử dụng dấu gạch dưới thay vì dùng khoảng trắng nếu bạn muốn phân tách các từ trong tên file. Đừng bao giờ bắt đầu hoặc kết thúc tên file với khoảng trắng, dấu / hoặc \ hoặc dấu : trong tên file. Tránh việc dung nhiều hơn một dấu chấm (.) trong tên file.

 

CÁC LƯU Ý KHI THIẾT LẬP THUỘC TÍNH TÀI LIỆU


- Kích thước trang (khổ thành phẩm): phải kiểm tra chắc chắn rằng bạn đang thiết lập chính xác kích thước trang tài liệu (khổ thành phẩm) theo yêu cầu của khách hang và cũng đã thiết lập khoảng cắt xén cho các trang tài liệu, đừng tùy tiện mà nên thiết lập một trị số thống nhất ví dụ như 5mm chẳng hạn.

 

- Font true type của Corel Draw: tránh sử dụng font true type của các phiên bản Corel cũ (ví dụ 3.0 chẳng hạn). Một vài font của chúng đã bị hư, một số khác trông rất xấu ở co chữ lớn.

 

- Vấn đề về việc chọn font trên thanh thuộc tính font (type style menu): nếu bạn sử dụng máy Macintosh, đừng chọn font theo cách này mà nên chọn theo tên của nó. Ví dụ để chọn font helveltica đậm, bạn chọn font có tên ‘helveltica bold’ chứ đừng chọn font ‘helveltica’ rồi chọn thuộc tính bold. Một vài chương trình ứng dụng không hiển thị tên của tất cả các font, trong trường hợp đó, bạn có thể sử dụng cách thiết lập thuộc tính nếu bạn chắc chắn rằng font đó có tồn tại. Việc chọn một thuộc tính font không tồn tại có thể gây rắc rối cho bạn khi bạn nhận được font trên ấn phẩm in không hoàn toàn giống với ý bạn muốn (ví dụ bạn chọn thuộc tính bold (đậm) nhưng bạn có thể nhận được thuộc tính italic (nghiêng) chẳng hạn nếu thuộc tính bold bạn chọn không có trong font chữ).

 

- Font outline: tránh sử dụng các thuộc tính outline từ QuarkXpress và các chương trình ứng dụng khác. Chúng trông rất đẹp trên màn hình, nhưng thỉnh thoảng lại xuất ra không đúng như thế.

 

- Nên tránh chuyển văn bản từ hệ điều hành này sang hệ điều hành khác nếu thật sự không cần thiết (ví dụ từ Mac sang PC hay ngược lại), điều này có thể gây một số khó khăn và một vài thay đổi, thậm chí với các font có cùng tên.

 

- Thiết lập màu sắc cho văn bản: đừng thiết lập màu sắc cho các văn bản có co chữ quá nhỏ (nhỏ hơn co 8pt) nhiều hơn hai màu để tránh vấn đề khó khăn khi in chồng màu các đối tượng quá nhỏ.

 

KHUNG, NỀN VÀ ĐƯỜNG KẺ


- Hairline: một vài chương trình ứng dụng có thể thiết lập bề dày của đường là “hairline”. Đừng bao giờ sử dụng trị số này mà nên luôn luôn thiết lập một trị số xác định cho bề dày của đường, ví dụ như 0,25 pt chẳng hạn. Trị số hairline có nghĩa là đường kẻ sẽ được thiết lập một bề dày nhỏ nhất mà thiết bị có thể “vẽ” được. Đối với máy in laser với độ phân giải 300 dpi hoặc 600 dpi thì không có vấn đề gì, nhưng đối với một thiết bị ghi với độ phân giải 2400 dpi thì đường kẻ này sẽ mảnh đến mức mà mắt người khó lòng có thể trông thấy được. Độ dày mảnh nhất của đường kẻ mà bạn có thể dùng tùy thuộc vào máy in, loại giấy in..., tuy nhiên nói chung, bạn không nên thiết lập bề dày một đường kẻ mảnh hơn 0,2 pt.

 

- Tổng lượng mực: tùy thuộc vào loại giấy in, kiểu xử lý in và máy in để xác định tổng lượng mực là số lượng mực tối đa mà đối tượng trên giấy có thể chứa được. Ví dụ nếu có tổng lượng mực là 280, bạn có thể có một đối tượng trên trang chứa 70% cyan, magenta, yellow và black, nhưng một sự pha trộn 100% cyan, 100% magenta, 70% yellow và 70% black sẽ có tổng lượng mực 340 là quá nhiều và có thể gây bóng mặt sau.

 

- Tông nguyên (solid color): để tránh khó khăn khi in các vùng nền màu tông nguyên không nên tạo chúng có kích thước quá lớn, ngoại trừ trường hợp cần thiết.

 

- Tô màu cho đường kẻ mảnh: đừng tô màu cho đường kẻ mảnh từ hai màu trở lên.

 

HÌNH ẢNH LINE-ART


- Định dạng file: nên lưu hình ảnh với định dạng TIFF hoặc EPS. Không nên sử dụng các định dạng PICT, GIF hay BMP.

- Xoay đối tượng: không nên xoay một hình ảnh đồ họa trong chương trình dàn trang nếu bạn vẫn còn sử dụng RIP Postscript cấp độ 1 (Postscript level 1). Điều này sẽ làm giảm tốc độ rip rất nhiều.

- Độ phân giải: hãy chắc chắn rằng hình ảnh có kích thước và độ phân giải đúng khi quét. Một hình ảnh đồ họa (Line-art) phải có độ phân giải từ 800 đến 1.200 dpi, vì vậy nếu bạn quét một cái logo và muốn phóng lớn nó trong chương trình dàn trang với độ thu phóng là 300% thì bạn phải quét nó với độ phân giải từ 2.400 đến 3.600 dpi.

- Kích thước: đừng bao giờ thu phóng hình ảnh lớn hơn 20% trong chương trình dàn trang, điều này sẽ làm giảm độ phân giải của hình ảnh và dẫn đến một hiệu ứng gọi là hiệu ứng bậc thang (staircasing).
 
HÌNH ẢNH ĐEN TRẮNG (GRAYSCALE IMAGES)


- Định dạng file: nên lưu hình ảnh với định dạng TIFF hoặc EPS. Không nên sử dụng các định dạng PICT, GIF hay BMP.

 

- Điểm sáng và điểm tối: điểm sáng nhất trong hình ảnh đen trắng không nên là điểm 0% mà có ít nhất 2% tram. Ngược lại điểm tối nhất không nên là điểm 100%. Cho tần số tram 133 hoặc 150 lpi, điểm tối thường thiết lập 95% tram. Cho in báo, điểm sáng có 5% tram và điểm tối có 80% tram thường được sử dụng nhất.

 

- QuarkXpress và TIFF: khi đặt các hình ảnh TIFF trong QuarkXpress, hãy chắc chắn rằng không có màu nền trong picture box được thiết lập là “None” để tránh việc tạo các rìa bậc thang (staircasing còn gọi là jaggies) ở vùng biên của hình ảnh.

 

- Độ phân giải: hãy chắc chắn rằng hình ảnh có kích thước và độ phân giải đúng khi quét. Độ phân giải của hình ảnh thông thường = tần số tram x độ thu phóng x 2. Số “2” là trị số chất lượng, sẽ có trị số biến thiên từ 1,6 đến 2,5 tùy thuộc vào chất lượng mong muốn và tùy theo chủ đề của hình ảnh.

- Kích thước: đừng bao giờ thu phóng hình ảnh lớn hơn 20% trong chương trình dàn trang, điều này sẽ làm

- Việc đánh số trang: nên tuân theo quy luật: trang lẻ ở bên phải, trang chẳn ở bên trái.

 

- Chú ý khi thiết kế các tờ gấp: lưu ý rằng trong tờ gấp không phải tất cả các trang đều có kích thước bằng nhau. Các trang được gấp vào bên trong thường sẽ có kích thước nhỏ hơn các trang bìa khoảng 2mm để tránh bị cộm cấn khi gấp.

 

- Dot gain (hiện tượng tăng tầng thứ trong quá trình in): Các máy ghi thông thường sẽ được canh chỉnh (calibrate) và thiết lập tầng thứ theo dạng tuyến tính. Điều đó có nghĩa là nếu bạn tô một màu nền với 50% tram, bạn sẽ nhận được đúng 50% tram trên phim hoặc trên bản. Tuy nhiên trong quá trình in thì không được như vậy mà dưới áp lực in, sự hấp thụ mực của giấy và một vài hiệu ứng quang học khác, vùng tram 50% mà bạn thiết lập có thể sẽ là 70% trên tờ in. Người ta gọi đó là hiện tượng tăng tầng thứ trong quá trình in (dotgain). Phần trăm thực sự của dot gain tùy thuộc vào giấy in, tốc độ máy in, tần số tram, kiểu máy in, chất lượng cao su, người vận hành và một số thông số khác. Nói chung trong in offset trên máy in phẳng, trị số dot gain thường là vào khoảng từ 10 đến 16%. Cho in báo, dot gain có thể lên đến 30%. Hầu hết các phần mềm máy quét đều có tính toán bù trừ cho hiện tượng dot gain, tuy nhiên trong khi thiết kế bạn cũng nên tính đến điều này, nhất là khi thiết lập các nền màu trong các ấn phẩm của mình và đặc biệt khi chúng được in trên nhiều loại giấy và máy in khác nhau.

 

VỀ MÀU SẮC


- Tài liệu 2 màu: nếu bạn sử dụng duotone trong một tài liệu 2 màu, góc xoay tram của màu thứ hai nên khác với màu thứ nhất. Nhiều chương trình ứng dụng như QuarXpress chẳng hạn, mặc định sử dụng góc xoay tram màu đen cho các màu spot nhưng gần như các tài liệu 2 màu là sự pha trộn giữa màu đen và một màu spot nào đó.

- Màu spot (màu pha riêng): nên sử dụng các màu Pan tone “tiêu chuẩn”. Sử dụng màu các màu này sẽ rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng một màu đặc biệt mà chúng ta phải đặt hàng riêng

- Màu spot trong tài liệu CMYK: nếu bạn sử dụng một số màu spot trong một tài liệu sẽ được in với 4 màu cơ bản CMYK, bạn nên nhớ đánh dấu là màu process cho các màu này. Khi in, bạn cũng có thể kiểm tra việc này đã được thực hiện chưa bằng cách chọn chức năng ‘Separation’ trong hộp thoại in và xem có bao nhiêu bản sẽ được in, nếu có màu spot chưa được chọn chế độ process, màu đó sẽ hiển thị lên hộp thoại.

 

- Màu Red, Green, Blue trong XPress: đừng bao giờ sử dụng các màu Red, Green, Blue trong QuarkXpress vì đó là các màu trong hệ màu RGB.

 

- Màu trong chế độ overprint: trong hầu hết các trường hợp, văn bản, đường kẻ và nền màu đen đều được in chồng (overprint) lên màu nền. Tuy nhiên có một số trường hợp tính chất này không có (thường xảy ra ở các phần mềm đồ họa), do đó bạn nên kiểm tra tính chất này trước khi xuất file, nếu không bạn sẽ bị lé trắng trông như hình dưới đây:

- Rich black (màu đen ngoài 100% đen còn có them thành phần một số màu khác như màu Cyan, Magenta): cho các đối tượng màu đen nhỏ, có một phần nằm trên một nền màu sáng, phần kia nằm trên một nền màu tối hơn, thì cách tốt nhất là bạn nên sử dụng màu rich black để tránh sự khác nhau giữa hai vùng màu như hình bên dưới. Thông thường chúng ta sẽ thêm khoảng 40% màu cyan hoặc magenta vào 100% màu đen.

 

- Thiết lập chế độ móc trắng (knock-out) cho màu trắng: QuarkXpress có một thói quen khá phiền nhiễu là thường “quên” bỏ chế độ overprint khi văn bản màu đen chuyển sang một màu khác, do đó cần kiểm tra xem văn bản màu trắng có ở chế độ knock-out không.

- Chú ý khi đặt tên màu: khi đặt tên màu, chú ý chỉ nên sử dụng trong 27 ký tự tiêu chuẩn trong bảng chữ cái, và các ký tự số từ 0 đến 9. Nên sử dụng dấu gạch dưới thay vì khoảng trắng nếu muốn ngăn cách các từ. Sử dụng dấu ngoặc bất kỳ loại nào đều gây vấn đề lỗi postscript khi ripping.

 

VỀ VĂN BẢN VÀ FONT CHỮ


- Kiểu font: nên sử dụng font postscript type 1. Font true type có thể trông đẹp hơn nhưng chúng có thể gây khó khăn một chút trong quá trình xuất. Tránh sử dụng font Multi Master hay font postscript type 3 cũ, chúng có thể gây một số vấn đề trong nhiều chu trình giảm độ phân giải của hình ảnh và dẫn đến một hiệu ứng gọi là hiệu ứng bậc thang (staircasing). Giảm kích thước hình ảnh quá nhiều cũng sẽ dẫn đến việc mất độ sắc nét và độ tương phản.

 

HÌNH ẢNH MÀU (COLOR IMAGES)


- Định dạng file: nên lưu hình ảnh với định dạng TIFF, EPS hoặc DCS. Không nên sử dụng các định dạng PICT, WMF hay BMP, các chương trình ứng dụng dàn trang có thể chấp nhận các định dạng file này, nhưng việc chuyển sang dữ liệu postscript trong quá trình in có thể không đảm bảo.

- QuarkXpress và TIFF: khi đặt các hình ảnh TIFF trong QuarkXpress, hãy chắc chắn rằng không có màu nền trong picture box được thiết lập là “None” để tránh việc tạo các rìa bậc thang (staircasing còn gọi là jaggies) ở vùng biên của hình ảnh hoặc vùng trắng bên trong hình ảnh sẽ biến mất.

 

- Độ phân giải: hãy chắc chắn rằng hình ảnh có kích thước và độ phân giải đúng khi quét. Độ phân giải của hình ảnh thông thường = tần số tram x độ thu phóng x 2. Số “2” là trị số chất lượng sẽ có trị số biến thiên từ 1,5 đến 2,5 tùy thuộc vào chất lượng mong muốn và tùy theo chủ đề của hình ảnh.

 

- Kích thước: đừng bao giờ thu phóng hình ảnh lớn hơn 20% trong chương trình dàn trang, điều này sẽ làm giảm độ phân giải của hình ảnh và dẫn đến một hiệu ứng gọi là hiệu ứng bậc thang (staircasing). Giảm kích thước hình ảnh quá nhiều cũng sẽ dẫn đến việc mất độ sắc nét và độ tương phản.

 

- Không gian màu: tất cả hình ảnh phải ở hệ màu CMYK. Bạn có thể gặp một số vấn đề khó khăn hoặc về chất lượng hình ảnh trong quá trình rip nếu hình ảnh ở hệ màu RGB hoặc Indexed.

 

HÌNH ẢNH VẼ (HÌNH ĐỒ HỌA - DRAWINGS)


- Định dạng file: nên lưu các hình đồ họa vẽ trong các chương trình đồ họa như Illustrator, Freehand hoặc CorelDraw dưới định dạng EPS nếu nó sẽ được đặt vào các phần mềm dàn trang như QuarkXpress hoặc PageMaker. Không nên lưu dưới định dạng PICT hoặc CDR.

 

- Hiệu ứng lens và tiles trong CorelDraw: nên tránh sử dụng hiệu ứng lens trong CorelDraw. Chúng có thể làm cho file postscript khi in có kích thước rất lớn. Cách tốt nhất là nên chuyển các đối tượng có hiệu ứng lens sang bitmap, điều này sẽ làm cho quá trình ripping sẽ dễ dàng hơn. Không nên sử dụng hiệu ứng tiles cũng với lý do tương tự, nếu chúng không được chuyển thành bitmap, các đường trắng mảnh sẽ xuất hiện giữa các lớp tile.

- Illustrator 7.0: nếu bạn vẫn còn sử dụng Illustrator 7.0 để tạo các ảnh vector, nên lưu chúng dưới định dạng Illustrator 6. Hoặc bạn có thể nâng cấp lên phiên bản 7.02 đã sửa lỗi.

 

- EPS trong EPS: nên tránh việc đặt các file đồ họa EPS vào bên trong một file đồ họa EPS khác (EPS-nesting). Nên sử dụng lệnh “copy” và “paste” để cắt và dán một đối tượng đồ họa từ file EPS này sang file EPS khác.

- Kích thước: nếu file đồ họa có chứa hình ảnh bitmap, bạn không nên thu phóng file EPS này nhiều hơn 20% trong chương trình dàn trang. Phóng lớn sẽ làm giảm độ phân giải của hình ảnh và dẫn đến một hiệu ứng gọi là hiệu ứng bậc thang (staircasing) và pixel hóa (pixelization). Giảm kích thước hình ảnh quá nhiều cũng sẽ dẫn đến việc mất độ sắc nét và độ tương phản.


Xem thêm:

 

             - Tem dẻo phủ keo nổi thủy tinh EPOXY.

 

            - Tem silicol, cao su nhựa dẻo.

 

            - Tem nhãn mác trên vải, lụa, Satin.

 

            - Tem nhãn nhôm làm mác cửa cuốn, của nhôm hệ, cửa thủy lực.

 

            - Tem logo dập nổi cho thiết bị bằng công nghệ nhôm phay xước.

 

            - Tem nhãn làm mác máy bơm, động cơ, mô tơ điện.

 

             - Tem nhãn Decal nhựa, Decal trong, Decal 7 mầu, Decal vỡ….

 

            -  Bộ Modul phím nhấn bảng điều khiển điện tử in mực dẫn điện.


 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.

 




 

 

 



 
 

Thiết kế nhãn vỏ chai

 

 

Thiết kế nhãn vỏ chai

 

 

Nhãn chai có thể tạo nên sự tác động rất lớn với cái cách người dùng nếm trải hương vị của sản phẩm. Đó là lý do tại sao những công ty lớn như Coca-Cola và Budweiser tiêu tốn hàng triệu đô la vào việc thiết kế và ( perception testing - mình dịch đại là đánh giá nhận thức người dùng :D ) đánh giá nhận thức người dùng trước khi công bố một sản phẩm với cái nhãn mới. Do đó, tầm quan trọng của cái nhãn không thể không nhắc đến trong việc thành công hay thất bại của sản phẩm đồ uống.

 

water-lable-1

 

Nhờ vào cái nhãn, các bạn có thể phân loại được sản phẩm của mình thuộc dạng nào. Màu xanh lá và font chữ thân thiện với môi trường thường được dùng cho các loại thức uống dinh dưỡng. Hoặc bạn có thể phân loại sản phẩm thức uống thể thao bằng hình ảnh của vận động viên và font chữ mạnh mẽ, sôi nổi. Hay một loại bia đáng tin cậy với font chữ có chất liệu gỗ và hình ảnh liên quan.

 

Có rất nhiều sản phẩm hiện nay mà kể hoài cũng không hết. Cách bạn sử dụng nhãn trên vỏ chai để phân loại sản phẩm hoặc và nhắm đến đối tượng người dùng như thế nào là hoàn toàn tuỳ thuộc vào bạn. Không hề có giới hạn trong thiết kế nhãn chai !!!

 

NHÃN CHAI NƯỚC

 

Nếu bạn đang thiết kế vỏ chai cho một thương hiệu, hay đặc biệt quan tâm đến cái nhãn. Nó có thể quyết định sản phẩm đó có thành công hay không !

 

Nếu bạn đã có ý tưởng về vỏ chai, hãy bàn bạc kỹ lưỡng với công ty sẽ gia công nhãn cho vỏ chai. Bởi vì những loại chất liệu vỏ chai khác nhau sẽ cần những loại nhãn khác nhau. Nếu bạn dùng chai có vỏ nhẵn hoặc trơn láng, nhãn đóng trên chai sẽ hoàn toàn khác với chai vỏ sần sùi.

 

1 công ty đóng nhãn chai lớn và chuyên nghiệp là công ty có khả năng giải quyết được tất cả vấn đề đóng nhãn trên tất cả các loại chất liệu vỏ chai khác nhau.

 

Nếu bạn vẫn chưa có ý tưởng thiết kế vỏ chai, cũng phải bàn bạc với công ty đóng nhãn. Và thường thì họ sẽ có đề nghị về ý tưởng thiết kế nhãn rất hay. Thậm chi ít ra họ có thể đưa bạn xem 1 thiết kế nhãn thành công mà họ đã từng làm trước đây.

 

1 cái nhãn chai tốt thường làm từ vật liệu gần như là chống thấm nước. Thậm chí nó có thể không bị hư hại khi để trong điều kiện nhiệt độ thấp như các tủ đông.


Xem thêm:


            -  Bộ Modul phím nhấn bảng điều khiển điện tử in mực dẫn điện.

            

            - Tem nhãn mác Logo thương hiệu bằng nhôm kim loại đúc ép dập chìm nổi hoặc đánh vân xước.


                - Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

  

            - Tem nhãn mác quần áo.

 

            - Tem nhãn mác Decal mặt máy dùng cho hệ điều khiển máy móc.

 

            - Tem  chống hàng giả QR Code

 

  - Tem nhãn mác logo nhôm kim loại.

 

             - Tem nhãn bằng da.

 

             - In tem nhãn mác decal số nhảy dữ liệu thay đổi.

 

             - Tem nhãn mác logo Đồng, Nhôm, Inox.

 

             - Tem nhãn mác mica, Name plat tủ bảng điện.

 

              - Tem nhãn mác cho két sắt, két bạc, tủ đựng tiền, cửa kho tiền.



 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.

 



 

 

 

 
 

10 yếu tố của một nhãn hiệu sản phẩm thiết kế đẹp

 

10 YẾU TỐ CỦA MỘT NHÃN HIỆU SẢN PHẨM THIẾT KẾ ĐẸP

 

Không có quy tắc cứng nhắc và tiện lợi nào mà bạn nên làm theo để thiết kế ra những nhãn hiệu sản phẩm ấn tượng. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều nhận ra thiết kế hấp dẫn khi được nhìn thấy. Tại sao? Bởi vì luôn có những yếu tố nhất định góp phần khẳng định sự thành công của thiết kế nhãn hiệu sản phẩm.

 

Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn những yếu tố thiết kế chính của nhãn hiệu sản phẩm và cung cấp lời khuyên hữu ích về cách sử dụng các yếu tố này để làm thế mạnh cho bạn.

  

thiet-ke-nhan-cha-gio

 

1. Màu sắc:

 

Để gây chú ý cho người qua lại, bạn cần phải sử dụng màu sắc tốt cho các thiết kế. Màu sắc bạn chọn cho thiết kế nhãn hiệu cũng phụ thuộc vào một số yếu tố: màu sắc nhận diện thương hiệu; bao bì sản phẩm; màu sắc sản phẩm. Bạn cần chắc chắn rằng những màu sắc bạn chọn cho nhãn hiệu không xung đột một cách tiêu cực để làm giảm bớt sự hấp dẫn của toàn bộ sản phẩm. Các màu sắc nếu phối với nhau sẽ hỗ trợ cho nhau nhằm làm nổi bật nhãn hiệu sản phẩm của bạn trong mắt khách hàng tiềm năng.

 

2. Đồ họa:

 

Một yếu tố đồ họa bắt mắt cũng sẽ thu hút sự chú ý đến sản phẩm của bạn. Với nghệ thuật nhiếp ảnh và sự phong phú về hình minh họa ngày nay, bạn có thể hài lòng về các yếu tố hỗ trợ cho nhãn hiệu sản phẩm. Với việc sử dụng hình ảnh hỗ trợ cho thiết kế nhãn hiệu, bạn có thể sẽ trả chi phí hoặc được miễn phí tùy loại. Một hình ảnh thực sự có thể có giá trị hơn 1,000 từ trên nhãn hiệu sản phẩm và có tác dụng hữu hiệu trong việc chuyển tải nhanh thông điệp và thu hút mạnh mẽ mọi ánh nhìn.

 

3. Dễ đọc:

 

Màu sắc và đồ họa sẽ giúp bắt mắt, nhưng trừ khi nhãn hiệu của bạn có thể đọc được dễ dàng trong nháy mắt. Khách hàng nói rằng họ chỉ có vài ba giây để xem lướt qua các sản phẩm khi đi mua sắm và thời gian chỉ đủ để đọc một số từ. Do đó, các từ thể hiện trên nhãn hiệu sản phẩm phải thật cô đọng và được thiết kế dễ đọc. Bạn cần phải có logo và tên công ty, tên sản phẩm, slogan hay vài từ mô tả thật chính xác sản phẩm của bạn. Với những từ quan trọng bạn nên dùng cỡ chữ hơi lớn để có thể đọc được trong khoảng cách vài bước chân.

 

4. Font chữ:

 

Sự lựa chọn của bạn về font chữ là một quyết định quan trọng và xứng đáng để suy nghĩ cũng giống như việc cân nhắc trong chọn lựa màu sắc và đồ họa. Không nên chọn một trong các font chữ chuẩn của Window như Times New Roman hoặc Arial, và cũng tránh sử dụng quá nhiều phông chữ như Papyrus hoặc Monotype Corsiva. Bạn đừng do dự khi thử dùng một cái gì đó mới và khác biệt đối với nhãn hiệu sản phẩm của bạn. Điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là font chữ phải rõ ràng dễ đọc và tạo cảm xúc tốt cho người nhìn.

 

5. Chất liệu:

 

Trước khi tiến hành quá trình thiết kế, bạn cần xem xét các chất liệu làm thành phẩm sản phẩm. Thiết kế của bạn cần phải phù hợp với chất liệu sản xuất sản phẩm. Các chất liệu sản xuất thường có màu sáng như giấy, PP, PE hoặc trong suốt như nhựa trong hoặc thủy tinh. Chất liệu có khi cho phép bạn nhìn thấu được màu và nội dung sản phẩm. Đôi khi một thiết kế đơn giản chỉ in 1 màu lại thật sự làm nổi bật màu sắc sản phẩm của bạn. Màu trắng của chất liệu cho phép thể hiện thiết kế của bạn một cách linh hoạt và dễ làm nhãn hiệu của bạn nổi bật.

 

6. Thành phẩm:

 

Tùy thuộc vào hình ảnh và tính chất sản phẩm hoặc thông điệp cần truyền tải mà bạn có thể chọn kiểu thành phẩm là cán bóng hay cán mờ cho nhãn. Cán mờ hoặc laminate mang lại cái nhìn sang trọng, cổ điển và dễ đọc, trong khi lớp màng bóng sẽ bổ sung thêm một số hiệu ứng phụ cho nhãn, làm cho nhãn sáng bóng và  phản chiếu mọi ánh nhìn. Vì dụ điển hình về màng mờ là các loại nước uống trà đóng chai. Trong thị trường nước giải khát có tính cạnh tranh cao, chai trà với nhãn đơn giản có màng mờ đem lại cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát hơn. Nếu bạn đắn đo trong việc lựa chọn nên bóng hay mờ cho nhãn sản phẩm của mình, thì bạn thử áp dụng cả hai phương án thành phẩm để kiểm tra xem cách nào hiệu quả hơn.

 

7. Kích thước:

 

Kích thước nhãn nên phù hợp với tính chất đặc điểm của sản phẩm hoặc bao bì đóng gói. Sản phẩm của bạn có thể cần một nhãn chính ở mặt trước và một nhãn nhỏ hơn ở mặt sau là tùy vào lượng thông tin của sản phẩm. Nhãn hiệu có thể được đính ở một góc nhỏ trên sản phẩm hoặc bao trùm toàn bộ bao bì. Nhà thiết kế sẽ tư vấn hoặc chính bạn sẽ là người quyết định nhằm làm cho sản phẩm của bạn trở nên nổi bật và dễ nhận ra ngay khi được nhìn thấy.

 

8. Hình dạng:

 

Bạn thực sự có thể thu hút sự chú ý đến nhãn hiệu của bạn bằng cách sử dụng một hình dạng khác thường. Điều này đòi hỏi sự đầu tư ban đầu về kinh tế tùy thuộc vào mức độ thiết kế phức tạp của hình dạng và điều này có thể ẩn chứa nhiều rủi ro. Có nhiều thủ thuật xử lý trong thiết kế mà không cần phải thay đổi hoàn toàn về hình dạng. Bạn có thể sử dụng hình dạng rõ ràng và thay đổi thiết kế mô phỏng hình dạng bất thường phối hợp với màu sắc nổi trội; như vậy bạn sẽ có ngay một nhãn hiệu mới với thiết kế độc đáo trong hình dạng đơn giản.

 

9. Nhất quán:

 

Một sản phẩm có thể có nhiều đặc điểm, thành phần hoặc tính năng cần thể hiện trên nhãn và điều quan trọng là nhãn hiệu thiết kế phát huy được các yếu tố thống nhất với nhau và phù hợp với sản phẩm. Cho dù có nhiều sản phẩm với đủ các mùi vị, chức năng hay đặc tính khác nhau, nhưng khi nhìn vào thì ngay lập tức sẽ nhận diện được thương hiệu. Như vậy, thiết kế nhãn hiệu cần tạo ra sự nhất quán và dấu hiệu nhận diện cho các dòng sản phẩm của cùng một công ty hoặc một thương hiệu.

 

10. Thông tin liên hệ:

 

Trong thế kỷ 21, tất cả nhãn sản phẩm nên có thông tin liên hệ của công ty. Điều này rõ ràng không phải là làm cho nhãn hiệu của bạn trở nên hấp dẫn hơn, mà là công cụ tiếp thị hiệu quả trong mỗi sản phẩm bán ra. Thông tin giúp cho khách hàng dễ dàng nhớ tới công ty và tìm hiểu dễ dàng về thông tin liên quan hay các sản phẩm khác của bạn. Bạn cần thể hiện thông tin một cách đơn giản nhưng đầy đủ nhất, quan trọng là website và số điện thoại liên hệ, các chi nhánh và đại lý hay hệ thống phân phối.

 

Khi bạn có kế hoạch thiết kế nhãn hiệu mới, bạn nên tìm hiểu để biết đối thủ của bạn là ai và sản phẩm cạnh tranh là gì. Thay vì cố gắng giống hay làm theo đối thủ thì bạn nên tạo ra sự khác biệt để cho khách hàng phân biệt được giữa bạn và đối thủ cạnh tranh. Đem lại cái nhìn mới hay thổi làn gió mới cho nhãn hiệu sẽ như lời mời gọi khách hàng chọn sản phẩm một cách thú vị và có thể bạn sẽ có được những hiệu quả không ngờ.

 

Hầu hết các nhãn hiệu sản phẩm thành công đều được tạo ra bởi nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Tùy theo điều kiên kinh tế mà bạn chọn dịch vụ tương ứng hoặc tham khảo mười gợi ý như trên nếu bạn quyết định đầu tư một diện mạo mới cho sản phẩm.


 Xem thêm các bài viết Tem Nhãn Mác Thiên Lương.


              - Tem kim loại đúc nổi làm logo nhãn mác thời trang đồ da vali túi xách.


              -  Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.


              -  Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.


             -  Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.

 

              - Tem nhãn mác Logo nhôm kim loại - Lựa chọn tốt nhất.


             - Labels tem nhãn mác in trên vật liệu Decal giấy decal nhựa.


             - Tem nhôm đồng inox kim loại làm nhãn mác Logo họa tiết dập chìm ép nổi.

 

              - Tem nhãn kim loại làm mác thông số máy móc thiết bị.

 

             - Tem nhãn mác Mica tủ điện- Tag name Plate tủ bảng điện.

 

             - Tem nhãn mác Inox ăn mòn nét chìm nổi chịu thời tiết hóa chất.

 

              - Tem kim loại làm logo nhãn mác máy móc động cơ

 

             - Tem nhãn mác Decal mạch dẻo in mực nano bạc làm modul phím nhấn hệ điều khiển.

             

             - Tấm dán đồ họa che phủ mặt hiển thị phím bấm điều khiển thiết bị.

 

 

             - Tem nhôm làm nhãn mác tag name plat máy móc thiết bị.


 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.

 


 

 

 

 
 
Hỗ trợ trực tuyến

Mobile/Zalo  

Ms Lan Anh

0912 424 368

Số người đang xem
Hiện có 44 khách Trực tuyến
0912424368
Chat hỗ trợ
Chat ngay