Tin tức

Ý nghĩa của các ký hiệu ®, ™, SM và © đi kèm trên nhãn mác bao

 

 

Ý nghĩa của các ký hiệu ®, ™, SM và © đi kèm trên nhãn mác 


 

Đây là các ký hiệu liên quan đến sự bảo hộ của đối tượng sở hữu trí tuệ, mà thuật ngữ ngành luật gọi là “tình trạng pháp lý” của đối tượng đó.

 

Ở Việt Nam thì Luật Sỡ Hữu Trí Tuệ không quy định lúc nào thì được sử dụng các ký tự này. Nhưng đặc thù “tính quốc tế” của SHTT nên Việt Nam vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế về lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng, theo đó:

 

1. Trademark (Nhãn hiệu) – ™


tra dem arkid


Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với sản phẩm/dịch vụ của một công ty khác.

 

Dùng TM khi nhãn hiệu đó chưa được hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm.

 

TM không có nghĩa rằng đó là một nhãn hiệu đã được bảo hộ, do vậy nếu nhãn hiệu nào đã được bảo hộ mà gắn TM vào sẽ khiến người khác mặc định đó là nhãn hiệu chưa được bảo hộ.

 

Một số cá nhân/tổ chức sử dụng ký hiệu SM thay cho TM, ký hiệu này được hiểu giống như ký hiệu TM, nhưng SM có nghĩa là (Service Mark – Nhãn hiệu dịch vụ), khi dùng SM thì người ta hiểu nhãn hiệu đó là nhãn hiệu dùng cho nhóm dịch vụ chứ không phải là nhóm hàng hóa.

 

*Nhiều quốc gia phân ra Nhãn hiệu hàng hóa và Nhãn hiệu dịch vụ.

 

2. Registered (đã đăng ký bảo hộ) – ®


nhan hieu registered

 

Ký hiệu này có hàm ý thương hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước, vì vậy trong các trường hợp, thương hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này để thông tin cho người tiêu dùng biết là thương hiệu đó đã được pháp luật bảo hộ. Nếu chưa được bảo hộ mà dùng ký tự này là sai.

 

3. Copyrighted (bản quyền) – ©


ban quyen righted


Đây là ký hiệu dùng để tuyên bố đối tượng đó đã được bảo hộ độc quyền, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu.

 

Khác với Trademark và Registered chỉ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, Copyrighted áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ ý tưởng/ thông tin…

 

4. Nếu sử dụng sai biểu tượng?


su dung sai bieu tuong


Mặc dù Luật Việt Nam không quy định nó là gì, được sử dụng ra sao, nhưng lại quy định sử dụng sai sẽ bị phạt (!).

Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) …..
b) Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
c) ….

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) ….
b) Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) ….

Như vậy ở điểm b được hiểu là chế tài cho việc sử dụng sai các ký hiệu này và ghi các chỉ dẫn như: “nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền”, “nhãn hiệu đã được bảo hộ”, “nhãn hiệu thuộc độc quyền của… ” dù chưa được bảo hộ. Cụ thể sẽ bị phạt hành chính bằng tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như trên.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:


                  Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

             - Decal miếng dán mặt điều khiển máy CNC công nghiệp.

             - Tem nhãn mác Logo nhựa dẻo phủ keo nổi thủy tinh epoxy.

             - Tem nhãn mác Logo chữ nổi iox hợp kim nhôm đồng kim loại.

             - Tem nhãn mác Decal in số nhảy mã vạch dữ liệu thay đổi biến đổi.

             - Tem nhãn mác Logo cho đồ nội thất.


THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.




 

 




 
 

Những Thông Tin Bổ Ích Cho Nhãn Mác

 

 

Những Thông Tin Bổ Ích Cho Nhãn Mác

 

 

Nhãn mác hàng hóa là cơ sở quan trọng để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm theo đúng mong muốn của mình. Ngoài các con số thông báo các thông tin cơ bản liên quan đến chất lượng sản phẩm theo quy định như thành phần, định lượng, tỷ lệ, thời hạn sản xuất, thời gian sử dụng, số giấy phép lưu hành, hướng dẫn đặc biệt, …trên một số mặt hàng cao cấp còn thể hiện con số về độ tuổi của sản phẩm như vàng bạc, đồ cổ, đồ gỗ, rượu, xì gà…

 

 

Thế nhưng chẳng được mấy ai đọc hết thông tin trên cái nhãn mác bé tý tẹo. Tuy nhiên, rất nhiều người cho biết, họ mua hàng theo thói quen thương hiệu, qua sự giới thiệu hoặc sự bắt mắt của bao bì chứ không mấy khi đọc hết thông tin trên nhãn mác sản phẩm. Bởi thế, người mua phải hàng nhái, mua “hớ” vẫn xảy ra …thường!

Với những thương hiệu đã khẳng định tên tuổi, bên cạnh các thông tin bắt buộc theo quy định trên nhãn mác, con số độ tuổi sản phẩm được coi là ” yếu tố vàng” để thể hiện sự khác biệt và ưu thế cạnh tranh so với các sản phẩm khác cùng loại. Việc công bố độ tuổi trên bao bì sản phẩm được tuân thủ theo quy định của từng quốc gia.

Đơn cử, theo quy định trong điều lệ của Hiệp hội whisky Scotland – quốc gia nổi tiếng toàn thế giới bởi ngành công nghiệp sản xuất whisky: tuổi của sản phẩm phải được công bố ngay trên nhãn mác chai và được tính bằng số năm rượu được ủ trong thùng gỗ sồi có niêm phong của thuế quan và độ tuổi chỉ được tính cho số năm của sản phẩm trẻ tuổi nhất trong tất cả những sản phẩm cùng loại dùng để pha chế trong chai rượu.

Kết quả hình ảnh cho Những Thông Tin Bổ Ích Cho Nhãn Mác

 

Như vậy có nghĩa là rượu 12 tuổi sẽ bao gồm rượu ít tuổi nhất là 12 năm và các sản phẩm cùng loại khác được pha chế trong chai sẽ có độ tuổi lớn hơn 12 năm. Các nhà sản xuất thường ghi trên nhãn mác các con số 12,18,25, 38…vừa để công bố về độ tuổi của sản phẩm, vừa để thể hiện đẳng cấp và chất lượng của sản phẩm của mình. Riêng đối với những sản phẩm không ghi tuổi thì có thể ngầm hiểu đó là sản phẩm chỉ tối đa là 3 năm tuổi.

Như vậy, với các dòng sản phẩm cùng ngành hàng, chỉ cần nhìn vào con số độ tuổi ghi trên nhãn mác chai, người tiêu dùng có thể đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng. Việc này không những bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn mang đến cho người tiêu dùng sự thoải mái, an tâm khi mua hàng.

Một ví dụ khác với sô cô la, nếu đạt chuẩn thì nhất định phải ghi con số % của cacao. Tỷ lệ phần trăm này càng cao thì thanh sô cô la càng nguyên chất, càng giòn nhưng cũng càng đắng. Và loại sô cô la được ưa chuộng nhất là loại có thành phần cacao chiếm 40-50%, vừa dễ ăn mà đem tặng cũng không phải “tầm thường”. Còn nếu chỉ nhìn vẻ bắt mắt của vỏ hộp giấy thì dễ rơi vào bẫy “tốt nước sơn” hơn là tốt gỗ.

Thế mới thấy, thông tin trên nhãn mác của sản phẩm cũng “ trăm đường quan trọng”. Giá trị của hàng hóa được khẳng định bằng chính con số độ tuổi ghi trên nhãn mác, các thượng đế khỏi phải “ nhọc công” đắn đo, ngờ vực.


Dù nói bằng cách này hay cách khác, sự thông minh và khéo léo của các nhà doanh nghiệp là công bố thông tin con số sao cho rõ ràng, minh bạch để vừa khẳng định giá trị sản phẩm của mình vừa thể hiện được lợi thế cạnh tranh của thương hiệu. Và các nhà sản xuất phải có trách nhiệm phối hợp với giới truyền thông để tuyên truyền và hướng dẫn cho người tiêu dùng về các quy định này, giúp người tiêu dùng chọn sản phẩm có chất lượng, đánh giá đúng giá trị tương xứng của sản phẩm mà họ tiêu dùng.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

 

            -  Labels tem nhãn mác in cuộn màng nilon decal giấy nhựa vải.

             - Tem nhôm đồng inox kim loại làm nhãn mác Logo họa tiết dập chìm ép nổi.

            - Tem nhãn mác Logo chữ nổi Inox hợp kim nhôm đồng kim loại.

            - Tem nhãn mác Logo thương hiệu bằng nhôm kim loại đúc ép dập chìm nổi hoặc đánh vân xước.

                 Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

            - In tem nhãn mác nhôm kim loại.

            - In tem mác thép.

            - Tem kim loại làm logo nhãn mác máy móc động cơ

            - Tấm dán đồ họa che phủ mặt hiển thị phím bấm điều khiển thiết bị.

            - Tem kim loại đúc nổi làm logo nhãn mác đồ da vali túi xách.

 


THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.





 

 
 

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

 

 

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

 

Ngoài cụm từ nhãn hiệu quý khách còn có thể thấy các cụm từ như: thượng hiệu, logo …thường được dùng khi nói đến vấn đề bảo hộ độc quyền hàng hóa, sản phẩm…. Thực chất trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như trong các giấy tờ, văn bằng chính thức chỉ có khái niệm “nhãn hiệu” được sử dụng tùy theo nó gắn kèm với sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ mà được gọi chi tiết hơn là Nhãn hiệu hàng hóa hay Nhãn hiệu dịch vụ….

 

Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam

 

1. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu:

 

- Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.

- Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của cơ sở mình sản xuất.

- Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán với điều kiện là người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.

- Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho dịch vụ, hàng hóa của các thành viên trong tập thể của mính.

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

 

2. Cách đăng ký nhãn hiệu sử dụng cho nhiều sản phẩm, dịch vụ

 

- Có thể đăng ký và sử dụng môt nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau vì theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì việc đăng ký này phải phù hợp với tiêu chuẩn phân loại hàng hóa theo thỏa ước Nice phiên bản 10.

- Quý khách có thể nhờ sự trợ giúp của một công ty đại diện sở hữu trí tuệ tư vấn giúp công ty quý khách tiến hành phân nhóm sản phẩm hoặc dịch vu cho phù hợp.

 

3. Nhãn hiệu cho chuỗi cửa hàng kinh doanh: Việc dùng chung một nhãn hiệu cho một chuỗi cửa hàng là không vi phạm quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ nếu nhãn hiệu này đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình kinh doanh.

 

4. Sản phẩm hàng hóa ra thị trường cần đăng ký những gì?

 

Quý khách chọn lựa chọn các phương thức đăng ký phù hợp:

 

a. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

 

- Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của mình trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để tránh xâm phạm nhãn hiệu của đơn vị khác.

- Cần tra cứu  trước khi tiến hành đăng ký để có thể biết được nhãn hiệu đã có ai đăng ký hay chưa.

- Những hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

*  Mẫu nhãn hiệu hàng hóa.

* Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) ( Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)

 

b. Đăng ký kinh doanh: 

 

Công ty của mình có chức năng sản xuất/ kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa.

 

c. Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng

 

- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường…

- Vui lòng tham khảo: Danh mục hàng hóa phải công bố tiêu chuẩn chất lượng

* Hồ sơ bao gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao công chứng).

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu hóa lý; chỉ tiêu vi sinh; chỉ tiêu kim loại nặng) tại trung tâm kiểm định đo lường sản phẩm.

- 03 mẫu sản phẩm.

- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có).

- Nơi nộp hồ sơ: Cục đo lường sản phẩm.

 

d. Đăng ký lưu hành sản phẩm

 

Đăng ký lưu hành đối với một số sản phẩm theo qui định

* Hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin đăng ký

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Bản kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam không kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng thì có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng của các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới, hoặc của những nước có Hiệp định về chất lượng hàng hoá với Việt Nam. Trong trường hợp nghi ngờ, Bộ Y tế sẽ gửi mẫu ra nước ngoài để kiểm nghiệm và cơ sở xin đăng ký phải chịu mọi chi phí cho việc kiểm nghiệm.

- Giấy chứng nhận hoặc tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm đã được phép lưu hành hoặc chứng chỉ bán tự do của nước sở tại hoặc của ít nhất là một nước đang cho phép sử dụng (đối với hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn nhập khẩu).

- Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:

- Thành phần, cấu tạo

- Tác dụng và hướng dẫn sửdụng

- Tác dụng phụ, cách xử lý

- Tính ổn định và cách bảo quản

- Quy trình sản xuất

 

e. Đăng ký kiểu dáng, sáng chế, bản quyền: 

 

Sở hữu độc quyền đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký, và phạm vi bảo hộ được xác định trong văn bằng. Khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế là chứng cứ chứng minh quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu…

* Hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

- Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);

- Bản mô tả (01 bộ);

- Các tài liệu có liên quan;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

 

f. Đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm

 

Mã vạch mang lại lợi ích không nhỏ như: Phục vụ bán hàng tự động, quản l‎í hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

 

5. Các giải đáp thắc mắc thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu

 

5.1 Liệu nhãn hiệu mà người nộp đơn cần đăng ký đã có ai đăng ký hay chưa?

 

- Một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn cần biết chắc chắn nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.

- Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.

+ Đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu tại cục sở hữu trí tuệ)

+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do cục sở hữu trí tuệ công bố trên mạng

+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo thỏa ước Madrid, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ (wipo) công bố trên mạng

- Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ tài chính. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu

 

5.2 Người nộp đơn nên tự nộp đơn hay thuê dịch vụ chuyên nghiệp?

 

- Người nộp đơn là tổ chức cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc có thể (nhưng không bắt buộc) thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

- Người nộp đơn là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bắt buộc phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức dịch vụ đại diện SHTT tại Việt Nam

- Nếu người nộp đơn chưa hiểu rõ cách thức làm và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, và không muốn tham vấn Cục sở hữu trí tuệ thì nên sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp – thuê các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thay mặt mình làm và nộp đơn.

 

5.3 Hành động của người nộp đơn nếu việc đăng ký không suôn sẻ

 

- Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ có thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc dự định từ chối đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa chữa những thiếu sót của đơn (nếu có thể) hoặc nêu ý kiến phản bác lý do dẫn đến dự định từ chối không xác định của Cục sở hữu trí tuệ.

- Trường hợp được Cục sở hữu trí tuệ thông báo về việc có người khác phản đối việc đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa đổi mẫu nhãn hiệu, thu hẹp danh mục hàng hóa dịch vụ trong đơn, hoặc nêu ý kiến phản bác những lý lẽ, chứng cứ không xác đáng của người phản đối.

- Để khắc phục thiếu sót của đơn, người nộp đơn có thể sửa đổi đơn, tuy nhiên người nộp đơn không được phép sửa đổi mẫu nhãn hiệu và không được phép bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ đã khai trong đơn.

- Nếu không đồng ý với các quyết định của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến đơn đăng ký, người nộp đơn có thể khiếu nại lần đầu với Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu, người nộp đơn có thể khiếu nại với Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện vụ án hành chính tòa án hành chính có thẩm quyền.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

  

            - Logo tem nhãn mác Tag name plate hợp kim nhôm đồng inox kim loại.

            -  Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.

            Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

            - Tem nhãn mác Decal nút nhấn nổi làm phím bấm bộ điều khiển máy móc thiết bị.

             - Tem nhôm đồng inox kim loại làm nhãn mác Logo họa tiết dập chìm ép nổi.

            - In tem mác thép.

            - Tem nhãn mác Decal in mã QR Code động làm tem chống hàng giả.

            -  Màng nhựa nhấn nút nổi in mực dẫn điện làm bàn phím bấm.

            - Tem kim loại đúc nổi làm logo nhãn mác đồ da vali túi xách.

                Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome

             - Decal miếng dán mặt điều khiển máy CNC công nghiệp.

 

 THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

1. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu:
- Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.
- Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của cơ sở mình sản xuất.
- Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán với điều kiện là người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.
- Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho dịch vụ, hàng hóa của các thành viên trong tập thể của mính.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
2. Cách đăng ký nhãn hiệu sử dụng cho nhiều sản phẩm, dịch vụ
- Có thể đăng ký và sử dụng môt nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau vì theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì việc đăng ký này phải phù hợp với tiêu chuẩn phân loại hàng hóa theo thỏa ước Nice phiên bản 10.
- Quý khách có thể nhờ sự trợ giúp của một công ty đại diện sở hữu trí tuệ tư vấn giúp công ty quý khách tiến hành phân nhóm sản phẩm hoặc dịch vu cho phù hợp.
3. Nhãn hiệu cho chuỗi cửa hàng kinh doanh: Việc dùng chung một nhãn hiệu cho một chuỗi cửa hàng là không vi phạm quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ nếu nhãn hiệu này đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình kinh doanh.
4. Sản phẩm hàng hóa ra thị trường cần đăng ký những gì?
Quý khách chọn lựa chọn các phương thức đăng ký phù hợp:
a. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của mình trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để tránh xâm phạm nhãn hiệu của đơn vị khác.
- Cần tra cứu  trước khi tiến hành đăng ký để có thể biết được nhãn hiệu đã có ai đăng ký hay chưa.
- Những hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
*  Mẫu nhãn hiệu hàng hóa.
* Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) ( Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)
b. Đăng ký kinh doanh: 
Công ty của mình có chức năng sản xuất/ kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa.
c. Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng
- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường…
- Vui lòng tham khảo: Danh mục hàng hóa phải công bố tiêu chuẩn chất lượng
* Hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao công chứng).
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu hóa lý; chỉ tiêu vi sinh; chỉ tiêu kim loại nặng) tại trung tâm kiểm định đo lường sản phẩm.
- 03 mẫu sản phẩm.
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có).
- Nơi nộp hồ sơ: Cục đo lường sản phẩm.
d. Đăng ký lưu hành sản phẩm
Đăng ký lưu hành đối với một số sản phẩm theo qui định
* Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin đăng ký
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam không kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng thì có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng của các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới, hoặc của những nước có Hiệp định về chất lượng hàng hoá với Việt Nam. Trong trường hợp nghi ngờ, Bộ Y tế sẽ gửi mẫu ra nước ngoài để kiểm nghiệm và cơ sở xin đăng ký phải chịu mọi chi phí cho việc kiểm nghiệm.
- Giấy chứng nhận hoặc tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm đã được phép lưu hành hoặc chứng chỉ bán tự do của nước sở tại hoặc của ít nhất là một nước đang cho phép sử dụng (đối với hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn nhập khẩu).
- Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:
- Thành phần, cấu tạo
- Tác dụng và hướng dẫn sửdụng
- Tác dụng phụ, cách xử lý
- Tính ổn định và cách bảo quản
- Quy trình sản xuất
e. Đăng ký kiểu dáng, sáng chế, bản quyền: 
Sở hữu độc quyền đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký, và phạm vi bảo hộ được xác định trong văn bằng. Khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế là chứng cứ chứng minh quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu…
* Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
- Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);
- Bản mô tả (01 bộ);
- Các tài liệu có liên quan;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
f. Đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm
Mã vạch mang lại lợi ích không nhỏ như: Phục vụ bán hàng tự động, quản l‎í hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
5. Các giải đáp thắc mắc thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu
5.1 Liệu nhãn hiệu mà người nộp đơn cần đăng ký đã có ai đăng ký hay chưa?
- Một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn cần biết chắc chắn nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.
- Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.
+ Đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu tại cục sở hữu trí tuệ)
+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do cục sở hữu trí tuệ công bố trên mạng
+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo thỏa ước Madrid, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ (wipo) công bố trên mạng
- Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ tài chính. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu
5.2 Người nộp đơn nên tự nộp đơn hay thuê dịch vụ chuyên nghiệp?
- Người nộp đơn là tổ chức cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc có thể (nhưng không bắt buộc) thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
- Người nộp đơn là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bắt buộc phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức dịch vụ đại diện SHTT tại Việt Nam
- Nếu người nộp đơn chưa hiểu rõ cách thức làm và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, và không muốn tham vấn Cục sở hữu trí tuệ thì nên sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp – thuê các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thay mặt mình làm và nộp đơn.
- Danh sách các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đủ điều kiện hành nghề được đăng tải trên trang web: http://www.noip.gov.vn.
5.3 Hành động của người nộp đơn nếu việc đăng ký không suôn sẻ
- Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ có thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc dự định từ chối đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa chữa những thiếu sót của đơn (nếu có thể) hoặc nêu ý kiến phản bác lý do dẫn đến dự định từ chối không xác định của Cục sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp được Cục sở hữu trí tuệ thông báo về việc có người khác phản đối việc đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa đổi mẫu nhãn hiệu, thu hẹp danh mục hàng hóa dịch vụ trong đơn, hoặc nêu ý kiến phản bác những lý lẽ, chứng cứ không xác đáng của người phản đối.
- Để khắc phục thiếu sót của đơn, người nộp đơn có thể sửa đổi đơn, tuy nhiên người nộp đơn không được phép sửa đổi mẫu nhãn hiệu và không được phép bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ đã khai trong đơn.
- Nếu không đồng ý với các quyết định của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến đơn đăng ký, người nộp đơn có thể khiếu nại lần đầu với Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu, người nộp đơn có thể khiếu nại với Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện vụ án hành chính tòa án hành chính có thẩm quyền.
 
 

Tầm quan trọng của những chiếc tem nhựa phím nổi

 

 

Tầm quan trọng của những chiếc tem nhựa phím nổi


 

      Tem nhựa phím nổi  là những loại tem được sử dụng để gắn trên những nút bấm điều khiển của các máy móc thiết bị công nghiệp hay các thiết bị sử dụng trong sinh hoạt của chúng ta.

      Thực chất đây chính là một loại bàn phím điều khiển của các thiết bị công nghiệp và gia dụng.


>> Dịch vụ in tem nhựa phím nổi uy tín chuyên nghiệp


 

tem nhua phim noi1

Tầm quan trọng của những chiếc tem nhựa phím nổi

 

Những chiếc tem nhựa phím nổi bạn có thể dễ dàng thấy chúng trên các  thiết bị máy móc. Những chiếc tem nhựa này có khả năng bảo vệ rất tốt cho những phím bấm điều khiển, giúp tăng tuổi thọ hoạt động của thiết bị. Những chiếc tem nhựa này được bọc một lớp màng nhựa giúp che phủ toàn bộ phím bấm. Đặc biệt tem nhựa phím nổi giúp bảo vệ các bảng mạch dưới sự tấn công của độ ẩm và nước dễ gây hỏng vi mạch.

tem nhua phim noi2

 

Ngoài ra những chiếc tem nhựa phím nổi còn giúp hướng dẫn người dùng sử dụng một cách chính xác nhất. Trên những chiếc tem nhựa phím nổi này được in những hướng dẫn, hay chữ giúp người dùng dễ dàng nhận diện và sử dụng như các nút nguồn, phím di chuyển lên xuống, hay các nút chức năng khác. Người điều khiển chỉ cần quan sát bằng mắt thường cũng đủ để có thể điều khiển được thiết bị.

 tem nhua phim noi 3

Tem nhựa phím nổi là những thứ không thể thiếu trong các thiết bị máy móc công nghiệp hiện nay với sự tiện dụng của loại tem này với thiết bị máy móc. Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Thiên Lương tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ in tem nhựa phím nổi hàng đầu tại Hà Nội.

 

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm tem nhựa phím nổi đẹp và chuyên nghiệp nhất.

 

Trong thời gian sử dụng dịch vụ in tem nhựa phím nổi của Thiên Lương mọi ý kiến đóng góp thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp trong thời gian sớm nhất.

 

 

           Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương chuyên cung cấp những sản phẩm chính:


            - Tem kim loại đúc nổi làm logo nhãn mác đồ da vali túi xách.

             - Tem nhôm đồng inox kim loại làm nhãn mác Logo họa tiết dập chìm ép nổi.

                Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome

             - Decal miếng dán mặt điều khiển máy CNC công nghiệp.

             - Tem nhãn mác Logo nhựa dẻo phủ keo nổi thủy tinh epoxy.

             - Tem nhãn mác Logo chữ nổi iox hợp kim nhôm đồng kim loại.

             - Tem nhãn mác Decal in số nhảy mã vạch dữ liệu thay đổi biến đổi.

             - Tem nhãn mác Logo cho đồ nội thất.

             - Tem nhãn mác Logo inox đồng nhôm kim loại in khắc ăn mòn ép nổi.

             - Tấm dán đồ họa che phủ mặt hiển thị phím bấm điều khiển thiết bị.


THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.



 

 

 
 

XỬ PHẠT HÀNH VI KINH DOANH QUẦN ÁO KHÔNG CÓ NHÃN MÁC

 

 

XỬ PHẠT HÀNH VI KINH DOANH QUẦN ÁO KHÔNG CÓ NHÃN MÁC

 

 

Nhãn mác luôn là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm, nếu kinh doanh quần áo không có nhãn mác thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật

 

 

Theo quy định của pháp luật, khi kinh doanh quần áo bắt buộc phải có nhãn mác. Nếu bất cứ ai kinh doanh quần áo mà không có nó sẽ phải chịu các hình thức xử phạt hành chính tùy theo số lượng và quy mô. Do đó, các cơ sở kinh doanh quần áo cần tiến hành thiết kế và in ấn nhãn mác cho sản phẩm của mình. Đây cũng là việc làm nhằm quảng bá thương hiệu và củng cố niềm tin với người tiêu dùng.

 

Nhãn mác là yêu cầu bắt buộc đối với kinh doanh quần áo

 

Theo quy định của pháp luật, đây là yêu cầu bắt buộc với các loại hàng hóa khi lưu thông trên thị trường, trong đó có kinh doanh quần áo. Trên đó cần ghi rõ địa chỉ sản xuất, tên thương hiệu, kích cỡ , hướng dẫn sử dụng, các chú ý về chế độ giặt, là, phơi, sử dụng chất tẩy… của quần áo.

 

Các hình thức xử phạt hành vi kinh doanh quần áo không có nhãn 

 

Bất cứ hành vi kinh doanh quần áo mà không có nhãn mác đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào quy mô và giá trị của hàng hóa. Mức thấp nhất nếu hàng hóa có giá trị đến 5000000 đồng thì bị xử phạt từ 100.000 – 300000 đồng, mức cao nhất đối với hàng hóa có giá trị trên 100.000.000 đồng thì bị xử phạt hành chính từ 7.000.000 – 10.000.000 đồng. Ngoài ra, còn các hình thức xử phạt bổ sung như bắt buộc in ấn nhãn mác cho quần áo, mức cao nhất có thể bị thu hồi sản phẩm.

 

Nhãn mác khi kinh doanh quần áo là tự bảo vệ mình

 

Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh quần áo, in nhãn là tự bảo vệ mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây cũng được nhà nước bảo hộ khi cơ sở đăng ký bản quyền, đó cũng là tiêu chí tránh hiện tượng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Mặt khác, người tiêu dùng cũng tin tưởng lựa chọn những sản phẩm quần áo có nhãn mác rõ ràng, góp phần khẳng định thương hiệu nhà sản xuất.

 

Tóm lại, đây là yêu cầu bắt buộc đối với kinh doanh quần áo, nếu kinh doanh quần áo không có nhãn mác sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Vì thế, bạn hãy lên kế hoạch thiết kế và lựa chọn in ấn nhãn mác phù hợp với sản phẩm của mình. Đó là một biện pháp thiết thực bảo vệ hoạt động kinh doanh và là cơ hội khẳng định thương hiệu của bạn.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

 

Tem nhôm xước

 

Tem kim loại 

 

- Tem nhôm phủ keo

 

Tem nhựa phím nổi

 

Nhãn Decal

 

Nhãn vải

 

Tem kim loại ăn mòn

 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.



 

 

 
 

Tư vấn thủ tục Đăng kí Nhãn hiệu hàng hóa

 

Tư vấn thủ tục Đăng kí Nhãn hiệu hàng hóa

 

 

 

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là việc rất quan trọng và tiến hành càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ bị vi phạm mà không được Nhà nước bảo vệ do chưa dăng ký bảo hộ đối với chính nhãn hiệu của mình. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Hình ảnh có liên quan

 

1, Cơ sở pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/10 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về SHTT.

2, Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa một tài sản trí tuệ quan trọng của doanh nghiệp. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, các nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng để phân biệt đó phải nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:


- Tạo sự độc quyền cho chủ sở hữu trong việc sử dụng và chuyển nhượng nhãn hiệu.
- Thúc đẩy việc tiếp thị, tạo thế cạnh tranh trên thị trường, giúp người dùng nhận biết được dịch vụ trên thị trường. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như một cam kết của doanh nghiệp về đầu tư vào nhãn hiệu, chất lượng dịch vụ đối với người sử dụng, tạo lòng tin nơi khách hàng về dịch vụ của doanh nghiệp, khiến cho dịch vụ ngày càng tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước.
- Chống lại các hành vi xâm phạm. Doanh nghiệp có quyền ngăn cấm người khác không được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa mình đã đăng ký bảo hộ. Khi bị xâm phạm, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền buộc bên vi phạm chấm dứt các hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại cho bên chủ nhãn hiệu.
- Tạo thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu ra nước ngoài.

 

3, Đăng ký nhãn hiệu.

a. Tài liệu cần thiết cho việc đăng ký nhãn hiệu 
- Giấy ủy quyền (do OCEANLAW cung cấp).
- 12 mẫu nhãn có kích thước nhỏ hơn nhãn hiệu: 8x8cm;
- Danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu.

b. Thời gian đăng ký
  Đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua 2 giai đoạn:
- Xét nghiệm hình thức (02 – 03) tháng.
- Xét nghiệm nội dung (16 – 18) tháng.
Thời gian bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm

4, Oceanlaw sẽ giúp Quý khách hàng:

- Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc Đăng kí nhãn hiệu;
- Đại diện khách hàng tiến hành mọi thủ tục cần thiết với Cục Sở hữu Trí tuệ;
- Thông báo cho khách hàng mọi thông tin liên quan đến quá trình Đăng kí nhãn hiệu hàng hóa.

5, Quyền lợi khách hàng:

- Phiếu báo kết quả tra cứu nhãn hiệu (nếu có yêu cầu tra cứu);
- Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ
- Đơn hợp lệ sẽ được Công bố trên Công báo của Cục SHTT trong thời hạn 02 tháng
- Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ
- Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
- Công bố nhãn hiệu đã được bảo hộ của Khách hàng trên Website Công ty.
- Tư vấn miễn phí đối với những trường hợp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp của Khách hàng.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

 

             - Tem nhãn mác Decal in số nhảy mã vạch dữ liệu thay đổi biến đổi.

             - Labels tem nhãn mác in trên vật liệu Decal giấy decal nhựa.

             - Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

                  - Tem nhôm đồng inox kim loại làm nhãn mác Logo họa tiết dập chìm ép nổi.

             - Tem nhãn mác Logo cho đồ nội thất.

             - Tem nhãn mác Logo inox đồng nhôm kim loại in khắc ăn mòn ép nổi.

             - Labels tem nhãn mác in trên vật liệu Decal giấy decal nhựa.

             - Tem nhãn mác Decal nhựa nút nhấn nổi làm miếng dán bàn phím bảng điều khiển thiết bị.

             - Phím bấm màng nhựa, tem nhãn mác Decal mặt PET.

             - Biển bảng chỉ dẫn- hướng dẫn sử dụng thang máy.

 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

 

 








 
 

Trang 6 trong tổng số 20

Hỗ trợ trực tuyến

Mobile/Zalo  

Ms Lan Anh

0912 424 368

Số người đang xem
Hiện có 55 khách Trực tuyến
0912424368
Chat hỗ trợ
Chat ngay