Dưới đây, chúng tôi xin tổng hợp những chú ý về biểu tượng trên quần áo giúp bạn có những kinh nghiệm nhất định trong việc giặt giũ và sử dụng quần áo cho máy giặt.
Hầu hết các “pha” xuống cấp đột ngột của quần áo đều do việc bạn không làm theo những hướng dẫn cụ thể trên nhãn chăm sóc quần áo. Vì vậy, để món đồ của bạn “sống khỏe” và đảm bảo chất lượng, hãy tìm hiểu thật kĩ càng các hướng dẫn này trước khi giặt hay là sạch chúng. Trên mỗi món đồ, bạn sẽ tìm thấy những biểu tượng cụ thể hướng dẫn cách làm sạch, sấy khô và là ủi quần áo. Bảo hành Electrolux đã tổng hợp và đưa ra những chú ý về biểu tượng sau:
Biểu tượng của máy giặt
Máy giặt: Là biểu tượng 1 lồng giặt được cách điệu. Bạn sẽ được hướng dẫn về nhiệt độ giặt, chu kỳ cũng như cách chăm sóc đặc biệt dành cho quần áo. Nhiệt độ sẽ được hiển thị dưới dạng các dấu chấm tròn. Căn cứ vào đó, bạn sẽ giặt theo nước lạnh, ấm hay nóng. Về chu kỳ, mỗi dấu ngang bên dưới lồng giặt sẽ giúp bạn tìm ra mức độ bạn nên giặt đồ, từ bình thường, nhẹ tay cho tới phải cẩn trọng. Bên cạnh đó, dấu X gạch ngang lồng giặt nghĩa là bạn cần phải đem ra tiệm giặt khô là hơi, còn có hình bàn tay tức là bạn nên giặt tay thật nhẹ nhàng cho món đồ này (nhiệt độ nước dưới 40 độ).
Thuốc tẩy: Được hiển thị bằng hình tam giác nhỏ. Biểu tượng này sẽ khuyến cáo quá trình tẩy trắng món đồ của bạn như sau: 1 tam giác rỗng là có thể tẩy trắng bằng clo hay oxy khi cần thiết, 2 đường xiên ngang tam giác là chỉ cho phép bạn tẩy bằng oxy (không clo). Cuối cùng, hình tam giác có dấu gạch chéo có nghĩa rằng bạn không nền dùng thuốc tẩy cho sản phẩm này.
Giặt khô: 1 vòng tròn trên nhãn có nghĩa rằng bạn có thể sử dụng dịch vụ này cho quần áo. Mặt khác, 1 hình vuông cùng dấu X cắt ngang khuyến cáo bạn không nên sử dụng hình thức giặt này.
Xem thêm:
- Tem kim loại đúc nổi làm logo nhãn mác thời trang đồ da vali túi xách.
- Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome
- Tấm dán đồ họa che phủ mặt hiển thị phím bấm điều khiển thiết bị.
- Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.
- Tem nhãn mác Logo thương hiệu bằng nhôm kim loại đúc ép dập chìm nổi hoặc đánh vân xước.
- Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.
- Tem nhãn mác Logo nhựa dẻo phủ keo nổi thủy tinh epoxy.
- Tem nhãn mác Logo chữ nổi iox hợp kim nhôm đồng kim loại.
- Tem nhãn mác Decal in số nhảy mã vạch dữ liệu thay đổi biến đổi.
- Tem nhãn mác Logo cho đồ nội thất.
- Tem nhãn mác Logo inox đồng nhôm kim loại in khắc ăn mòn ép nổi.
THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.
Có rất nhiều bạn gửi tên các sản phẩm cho tớ hỏi xem có thành phần gì “độc hại” không. Vậy thì tớ xin đặt lại vấn đề thế này nhé, ngoài việc có thành phần gì độc hại không, một việc quan trọng khác của việc xem các thành phần là liệu sản phẩm đó có đem lại tác dụng mong muốn không?
Vì thế, ngày hôm nay, để tiện cho các bạn có thể có những kiến thức ban đầu khi lựa chọn sản phẩm, tớ viết bài hướng dẫn, có lẽ là những bước đầu tiên thôi trong cách đọc nhãn mác sản phẩm. Từ điểm này đến khi có thể đọc và hiểu sản phẩm hơn thì chúng ta cùng cố gắng trau dồi nhé!
I, Nguyên tắc cơ bản
Hầu hết các sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm được bày bán trên thị trường Mỹ đều phải theo quy định của Federal Drug and Food Administration (FDA). Theo đó,
1, Tên gọi: Tên gọi chuẩn theo format của International Nomenclature for Cosmetic Ingredients
2, Thứ tự:
Đối với các sản phẩm được coi là mỹ phẩm (cosmetics) sản phẩm sẽ được liệt kê theo nồng độ từ cao đến thấp cho đến 1%, các thành phần dưới 1% có thể được liệt kê theo bất cứ thứ tự nào (nồng độ, tên gọi,…). Tuy nhiên không có một quy tắc nào để phần biệt điểm dừng của các thành phần nồng độ trên 1% và các thành phần dưới 1% trong danh sách thành phần. Cũng có những ngoại lệ cho nguyên tắc nói trên:
Các thành phần đã được cấp bằng sáng chế (patented), nói cách khác công thức tạm gọi là bí mật của sản phẩm, không cần phải liệt kê hết các hoạt chất tạo nên thành phần đó, tuy nhiên, công ty đó phải có được sự phê duyệt của FDA trong trường hợp của Mỹ (thực ra cũng với hầu hết các sản phẩm vì số lượng sản phẩm không sản xuất nhưng được bày bán trên thị trường Mỹ rất lớn)
Màu sắc và hương liệu thường được liệt kê cuối cùng, bất kể nồng độ (tuy nhiên nồng độ của những thành phần này thông thường đã khá là thấp rồi)
Một số loại mỹ phẩm mặc dù không phải dược phẩm nhưng vẫn liệt kê thành phần hoạt tính riêng biệt, rồi mới đến danh sách thành phần theo thứ tự nồng độ. Điển hình là một số kem chống nắng. Ví dụ: Active Ingredients: Titanium Dioxide: 5%, Zinc Oxide: 2.5%
Thông thường các bạn không cần nhìn cả danh sách thành phần để có những đánh giá bước đầu về sản phẩm. Tập trung trước hết vào các thành phần nằm đầu danh sách. Tuy nhiên số lượng thành phần cần xem phụ thuộc vào từng loại sản phẩm (anti aging, tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm). Tất nhiên không thể có một con số chuẩn xác 100% là xem bao nhiêu thành phần cho từng loại sản phẩm.
Đối với sản phẩm được xếp loại là thuốc (drug): các thành phần hoạt tính (hoạt chất – active ingredients) được xếp đầu tiên, bất kể nồng độ thế nào, ví dụ Tretinoin 0.05%, rồi mới đến các thành phần không hoạt tính (các loại chất bảo quản, hương liệu)
II, Cách đọc danh sách thành phần
a, Kiểm tra các thành phần hoạt tính/các thành phần chính theo mục đích sử dụng của sản phẩm xem % có đủ, phù hợp với yêu cầu của sản phẩm đó không, thành phần đó liệu có thể thẩm thấu vào đến lớp da sẽ gây ra tác dụng không.
Ví dụ:
Về thành phần: dòng sản phẩm Regenerist của Olay có một thành phần anti aging quan trọng ( và có lẽ là thành phần được kiểm chứng ở mức độ cao nhất trong tất cả các thành phần của dòng sản phẩm này) là niacinamide. Studio 35 cũng sản xuất một dòng sản phẩm tương tự, được marketing là để có thể thay thế cho dòng Regenerist của Olay và đặt tên là Regenerating (phần đằng sau tên tương tự như các sp trong dòng của Olay). Khi xem thành phần thì hầu hết các thành phần chính đều giống nhau, nhìn rất dễ gây nhầm lẫn, nhưng nếu bạn để ý đến thành phần để đem lại mục đích anti-aging khi chọn sản phẩm thì sẽ thấy dòng Regenerating của Studio35 không có niacinamide.
Có tương đối các nghiên cứu về tác dụng của thành phần này bao gồm cả khả năng thẩm thấu vào da.
Về %: nếu bạn tìm thấy một sản phẩm ví dụ với mục đich tẩy tế bào chết có BHA thì phải đặt câu hỏi: BHA có đạt % tối thiểu để sản phẩm có thể dùng như tẩy tế bào chết không (và ở pH thế nào để phát huy tác dụng nhưng cái này thông thường không có trên mác nhãn). Nếu không có thông tin, bạn có thể email hỏi nhà sản xuất, thông thường họ sẽ trả lời.
b, Vậy xem xet rating và nghiên cứu của các thành phần trên thế nào? Có rất nhiều database nhưng xem thông tin gì, như thế nào bạn cũng nên tự lựa chọn và đánh giá.
Ví dụ:
Cosmetic Safety Database có đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm(thang điểm từ 1 -10) dựa trên đánh giá/ nghiên cứu về thành phần đó, tuy nhiên, bạn cần xem xét những vấn đề sau:
Mức độ đầy đủ của thông tin (completeness – bạn nào làm kiểm toán sẽ thấy mấy từ này quen quen): Khi không có các nghiên cứu khoa học đầy đủ, độ độc hại sẽ được đánh giá là 0 thay vì không có/thiếu thông tin.
Mức độ tin cậy và chuẩn xác (reliability, accuracy, validity) của các nghiên cứu đưa ra để tính điểm: phụ thuộc vào (1) phương pháp: các nghiên cứu đó là trong ống nghiệm hay trên da người, double blind hay placebo, etc. Mức độ tin cậy của các phương pháp này sẽ là khác nhau (cái này áp dụng tương tự với việc bạn tự đọc các nghiên cứu, luôn phải đánh giá xem nghiên cứu đó được thực hiện dưới phương thức nào) (2) người thực hiện (có sponsor như thế nào, ai trả tiền cho nghiên cứu đó)
Nồng độ của thành phần: Khi đánh giá mức độ độc hại, nồng độ của thành phần đó không được ghi nhận. Ví dụ thành phần có thể độc hại ở nồng độ 100% nhưng hoàn toàn vô hại ở nồng độ 1%.
Cách thức chiết suất/chế tạo: Có sự khác nhau giữa cùng một thành phần nhưng được chiết suất tự nhiên và tạo ra trong phòng thì nghiêm
c, Kiểm tra các thành phần bạn có thể bị dị ứng với/có thể gây hại với thời gian sử dụng lâu dài (tùy vào mục đích sử dụng của bạn nhé):
Một lần nữa, ngoài các thành phần gây dị ứng, các thành phần độc hại hay không phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu, nồng độ như đã nêu trên. Để ý các thành phần tên gần giống nhau để không nhầm lẫn như những thành phần nhìn thoáng qua thì tưởng là 1 nhưng thực ra không giống nhau. Ví dụ: Sodium Lauryl Sulfoacetate và Sodium Lauryl Sulfate
d, Xác định sản phẩm organic:
Không có một chuẩn có định để đánh giá sản phẩm nào là organic. Các công ty/hiệp hội phê chuẩn organic với % rất khác nhau. Ví dụ, Soil Association hay USDA với biểu tượng là cánh diều (bạn sẽ thấy cái biểu tượng này trên bao bì) thì yêu cầu nồng độ thành phần cần phải được organically grown là 70%, trong khi đó ECOCERT chỉ cần 10% là đã phê chuẩn organic rồi. Các sản phẩm có ghi là organic cần có các sao * cạnh tên các thành phần organically grown. Vì thế nếu các bạn thấy ghi là sản phẩm 80% organic chẳng hạn thì sẽ phải nhìn thấy kha khá các ngôi sao này, đặc biệt ở các thành phần trên đầu danh sách.
Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:
- Tem nhãn mác nhôm kim loại siêu mỏng.
- Tem nhãn mác Decal nút nhấn nổi làm phím bấm bộ điều khiển máy móc thiết bị.
- Tem nhãn kim loại làm mác thông số máy móc thiết bị.
- Tem nhãn mác Mica tủ điện- Tag name Plate tủ bảng điện.
- Tem nhãn mác Inox ăn mòn nét chìm nổi chịu thời tiết hóa chất.
- Tem da làm nhãn mác logo thời trang quần áo ba lô túi xách.
THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.
Các thông tin đầy đủ và chi tiết về sản phẩm trên nhãn bao bì sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm hiểu, phân biệt và chọn lựa sản phẩm có chất lượng tốt.
1. Tên và địa chỉ nhà sản xuất
Đây chính là người bảo đảm và chịu trách nhiệm về sản phẩm mà bạn sử dụng. Những sản phẩm mà tên và địa chỉ của nhà sản xuất không ghi hoặc ghi không rõ ràng, viết tắt, dễ gây nhầm lẫn thì rất có thể là hàng nhái, hàng giả. Và khi cần, bạn cũng không biết phải khiếu nại với ai vì không thể xác định được người chịu trách nhiệm đối với sản phẩm.
2. Thành phần dinh dưỡng
Toàn bộ thông tin về tính chất và đặc điểm của sản phẩm đều nằm trên nhãn bao bì. Do vậy, cùng với kỹ năng đọc nhãn của mình, các thông tin đầy đủ và chi tiết về sản phẩm trên nhãn bao bì sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm hiểu, phân biệt và chọn lựa những sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn và phù hợp.
Thành phần các chất trong thực phẩm được sắp xếp theo thứ tự từ chất có trọng lượng cao đến chất có trọng lượng thấp và có thể có nhiều tên gọi khác nhau.
3. Hạn sử dụng
Hạn sử dụng của sản phẩm chính là thời gian mà sản phẩm còn sử dụng tốt nếu được bảo quản đúng như hướng dẫn. Có hai cách ghi hạn sử dụng thông thường:
![]() |
Cách 1: Ghi ngày sản xuất và thời hạn bảo quản. Ví dụ: ngày sản xuất là 22/06/01; thời hạn bảo quản là 1 năm, thì sẽ hết hạn sử dụng vào ngày 22/06/02.
Cách 2: Ghi ngày sẽ hết hạn sử dụng. Tiếng Việt thường được ghi bằng chữ “Dùng trước”; “Sử dụng tốt nhất trước”; “Hạn dùng”; “Hạn sử dụng”; hoặc tiếng Anh ghi là “Best Before”; “Use Before”; “Exp.date”.
4. Thẩm định chất lượng
Việc thẩm định này thông qua số công bố là số mà cơ quan có thẩm quyền cấp xác nhận sản phẩm này đã được công bố chất lượng với những chỉ tiêu chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Chỉ có 2 nơi có thẩm quyền cấp số công bố: Bộ Y tế ký hiệu là YT và sở Y tế các tỉnh thành ký hiệu là YT với các chữ cái đầu của tên tỉnh thành cấp. Ví dụ: 0001/2001/CBTC-YT (Bộ Y tế cấp) hoặc 0012/2001/CBTC-YTHCM (Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh cấp); 0214/2001/CBTC-YTHN (Sở Y tế Thành phố Hà Nội cấp).
Một số sản phẩm không ghi số công bố nhưng có thể ghi tiêu chuẩn áp dụng để sản xuất “sản xuất theo TC” kèm theo số của tiêu chuẩn đó. Tiêu chuẩn áp dụng có thể là tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). TCCS là do chính nhà sản xuất đưa ra.
5. Tỷ lệ tiêu thụ
![]() |
Nhãn thực phẩm có thể chỉ rõ tỷ lệ phần trăm một chất dinh dưỡng nào đó có trong thực phẩm đó so với nhu cầu/ngày.
Ví dụ, trên nhãn của một loại thực phẩm nào đó có ghi vitamin C 20%, điều này có nghĩa là thực phẩm này cung cấp 20% nhu cầu vitamin C trong một ngày cho một người bình thường.
Kiểm tra tỷ lệ phần trăm so với nhu cầu/ngày đối với một số chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, sắt, canxi, các vitamin. Từ đó đưa ra kết luận loại thực phẩm đó có phải là loại có giàu các chất dinh dưỡng mà bạn cần không.
Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:
- Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.
- Labels tem nhãn mác in trên vật liệu Decal giấy decal nhựa.
- Tem kim loại làm logo nhãn mác máy móc động cơ
- Tem nhãn mác Logo nhôm ép chìm dập nổi phay vân xước.
- Tem nhãn mác Decal phím bấm mềm hệ điều khiển điện tử.
- Tem nhãn mác Inox ăn mòn siêu bền đẹp.
- Tem nhãn mác trên mọi chất liệu.
THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.
Không phải ai cũng biết về những thông tin trên nhãn mác các loại trái cây nhập ngoại. Dưới đây là một số gợi ý.
Nhiều người cho rằng loại trái cây nhập ngoại có dán mã code bắt đầu bằng số 8 với 5 chữ số là trái cây biến đổi gen (Genetically Modified Organism, viết tắt là GMO). Tuy nhiên thực hư thế nào và có nên mua loại trái cây này không?
Trái cây được dán mã code bắt đầu bằng số 8 được khẳng định là sản phẩm biến đổi gen.
Chị Thúy (chủ cửa hàng Hoa quả nhập khẩu tại số 2 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Giá cả của từng mặt hàng hoa quả nhập khẩu ở cửa hàng chúng tôi đều được phân loại dựa vào mã code dán trên từng loại quả. Thông thường những loại trái cây có dán mã code bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4 và chỉ có 4 chữ số được trồng tự nhiên nhưng được xử trí bằng cách phun hóa chất bảo quản nên giá rẻ hơn rất nhiều so với loại hoa quả có dán mã code 5 số và bắt đầu bằng số 9, đây là sản phẩm 100% hữu cơ, không có dư lượng của bất kỳ loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay hooc môn tăng trưởng nào. Sở dĩ tôi biết rõ như vậy là vì một sản phẩm chúng tôi nhập bán đều được cung cấp thông tin cụ thể tương ứng với mỗi loại kèm giá bán”.
“Gần đây trên thị trường xuất hiện loại quả nhập ngoại với mã code bắt đầu bằng số 8 và có 5 chữ số. Loại này giá còn rẻ hơn loại quả có mã code bắt đầu bằng số 4 mà tôi đã nói ở trên. Ví dụ loại táo nhập mã số 4 có giá 210.000 đồng/kg thì loại mã số 8 chỉ có giá 150.000 đồng/kg. Theo thông tin trên sản phẩm thì đây là quả biến đổi gen. Chất lượng thế nào và có độc hại không thì tôi không thể biết chính xác”, chị Thúy chia sẻ thêm.
Đây là những sản phẩm hữu cơ an toàn 100%.
Trong một nghiên cứu gần đây nhất, Tiến sĩ Lipman - Nhà sáng lập đồng thời là giám đốc trung tâm sức khỏe Eleven Eleven Wellness, New York khẳng định: "Nếu mã số gồm 5 chữ số và bắt đầu bằng 8, điều này cho bạn biết rằng sản phẩm bạn đang cầm trên tay là hoa quả biến đổi gen (GMO - Genetically Modified Organism). Một quả chuối bình thường sẽ có mã số 4011 nhưng nếu là thực phẩm biến đổi gen, nó sẽ có số 84011".
Trên diễn đàn mạng, nhiều chị em tỏ ra lo ngại và chia sẻ kinh nghiệm trước những thông tin xoay quanh về việc trái cây ngoại có mã code bắt đầu bằng số 8 có thể có hại cho sức khỏe. Nickname Đỗ Tâm nói: “Chưa thể biết được quả biến đổi gen có hại hay không nhưng khi tìm mua trái cây nhập khẩu các mẹ đừng nên tham quả tỏ, quả có hình dáng, màu sắc bắt mắt. Mặc dù chưa thể xác định được nó được trồng theo công nghệ biến đổi gen hay gì nhưng ít nhiều những loại quả như vậy sẽ có thuốc kích thích hoặc phun hóa chất bảo quản”.
Hiện nay, trên thế giới vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh tác hại của thực phẩm biến đổi gen đến sức khỏe của người tiêu dùng. Theo đó, nhiều nghiên cứu cho rằng, loại thực phẩm này có khả năng làm tổn thương cơ quan nội tạng, đồng thời gây rối loạn sinh sản. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng loại thực phẩm này chẳng hề gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người.
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa khuyên người tiêu dùng: "Người tiêu dùng chưa có cách nào để nhận biết thực phẩm mình mua có thuộc sản phẩm biến đổi gen hay không. Ở Việt Nam cũng chỉ có cách duy nhất là dùng máy phân tích. Bên cạnh đó, vấn đề này trên thế giới vẫn chưa có kết luận cuối cùng về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nên tốt nhất người Việt hãy phòng tránh bằng cách không biết thì không dùng. Nhất là trong thời kỳ thực phẩm bẩn đang hoành hành như hiện nay nếu thực phẩm biến đổi gen cũng gây biến đổi cơ thể thì sẽ đi đến đâu?".
Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:
- Tem kim loại đúc nổi làm logo nhãn mác đồ da vali túi xách.
- Tem nhãn mác Logo thương hiệu bằng nhôm kim loại đúc ép dập chìm nổi hoặc đánh vân xước.
- Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.
- Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome
- Decal miếng dán mặt điều khiển máy CNC công nghiệp.
- Tem nhãn mác Logo nhựa dẻo phủ keo nổi thủy tinh epoxy.
- Tem nhãn mác Logo chữ nổi iox hợp kim nhôm đồng kim loại.
- Tem nhãn mác Decal in số nhảy mã vạch dữ liệu thay đổi biến đổi.
- Tem nhãn mác Logo cho đồ nội thất.
THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.
Theo các chuyên gia, nhãn mác thực phẩm là công cụ quan trọng giúp người tiêu dùng có được sự lựa chọn thông minh.
Trong một thế giới lý tưởng, bạn chỉ nên ăn những thực phẩm không nhãn hiệu. "Những thực phẩm không có nhãn thường là những thứ tốt nhất bạn nên ăn như trái cây tươi, rau cải, thảo mộc từ thị trường nông dân, hải sản tươi sống tại các chợ mối, bánh mì ra lò từ các tiệm bánh địa phương", Susan Bowerman, RDN, đồng tác giả của What Color is Your Diet nói.
Nhưng bạn vẫn phải đối mặt với việc, hầu hết chúng ta vẫn dựa vào thực phẩm đóng gói sẵn khá nhiều, và thậm chí nếu bạn đang quản lý hạn chế sử dụng thực phẩm đóng sẵn, thì thỉnh thoảng hẳn vẫn có một bữa ăn tối nhanh chóng với thực phẩm đông lạnh, vậy nên, bạn không nên bỏ qua một vài chỉ dẫn ở dưới đây.
Jennifer Glockner, RND, người sáng tạo ra Teddy Tries a Veggie, một cuốn sách điện tử về dinh dưỡng dành cho trẻ em cho biết: "Nhãn thực phẩm là công cụ quan trọng giúp người tiêu dùng có được sự lựa chọn thông minh."
Ngay cả khi bạn đã có thói quen quét nhãn sản phẩm thì cũng hãy xem xét lại, bởi bạn sẽ không mất nhiều thời gian để nghiên cứu nhãn mác trước khi quyết định ném một mặt hàng nào đó vào giỏ hàng của mình. Và chúng tôi cá là bạn, hoặc ai đó trong chúng ta vẫn thường có thói quen xấu như vậy, hoặc bỏ qua những yếu tố quan trọng cần chú ý trên nhãn mác của thực phẩm.
Các chuyên gia ăn kiêng chia sẻ top 4 điều họ quan tâm trên nhãn mác thực phẩm đóng gói để giúp bạn lựa chọn nhanh chóng và đúng đắn hơn.
Hàm lượng đường
Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đồng ý rằng các thực phẩm đóng gói thường chứa hàm lượng đường bổ sung khá lớn. Gisela Bouvier, RDN cho biết: "Nhiều mặt hàng đóng gói sẵn có thêm đường để tăng hương vị, thời gian bảo quản và như một chất béo thay thế.
Bạn có thể không cảm thấy ngạc nhiên khi tìm thấy hàm lượng đường lớn trong bánh kẹo, bánh quy hay nước giải khát. Tuy nhiên, bạn còn tìm thấy lượng đường lớn trong nước sốt spaghetti, gia vị như sốt cà chua, sốt barbeque…".
Bouvier nói: "Dư thừa đường trong chế độ ăn có thể khiến bạn tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim." Bà lưu ý nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1/10 người nhận 25% lượng calo hàng ngày từ đường bổ sung có nguy cơ chết vì bệnh tim nhiều gấp 2 lần so với những người giới hạn lượng đường ít hơn 10% calo.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã gợi ý, đối với hầu hết phụ nữ Mỹ, chỉ nạp khoảng 100 calo mỗi ngày, tức 6 muỗng cà phê đường; đối với nam giới là 150 calo, tương đương 9 muỗng cà phê đường.
Tuy nhiên, vào thời điểm này, bạn thực sự không dễ để tìm thấy đường bổ sung được liệt kê trên nhãn mác thực phẩm. Bạn chỉ thấy tổng gram đường, trong đó bao gồm đường tự nhiên (trong trái cây…) và đường bổ sung.
Do đó, bạn cần để ý hơn về danh sách các thành phần trên nhãn. Bouvier cho biết: "Hãy để ý đến các dạng khác của đường bổ sung như dextrose, xiro ngô, mật ong, tinh thể mía, maltoza, sucrose và fructose".
Chất béo chuyển vị (trans fats)
Bouvier cho biết: "Các loại dầu đã hydro hoá một phần, hay còn gọi là chất béo chuyển vị, là loại chất béo tồi tệ nhất bạn phải tránh vì chúng làm tăng cholesterol LDL – một loại cholesterol xấu, và làm giảm cholesterol HDL – cholesterol tốt. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, đồng thời cũng liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Trong khi một số nhà sản xuất đã loại bỏ chúng ra khỏi sản phẩm, Adrienne Youdim, MD, giám đốc Trung tâm Ăn uống và Giảm cân ở Beverly Hills, cảnh báo rằng chất béo chuyển vị vẫn còn được tìm thấy trong nhiều đồ ăn nhẹ và hàng bánh nướng đóng gói sẵn.
Điều đặc biệt nữa, là khi trên nhãn mác thực phẩm khi "0 gram" chất béo chuyển vị, thì có nghĩa là trong thực phẩm vẫn chứa một lượng nhỏ đấy.
Và đó chính là lí do tại sao, chất béo chuyển vị là thông tin bạn cần chú ý tới khi đọc nhãn mác thực phẩm đóng gói, nếu bạn nhìn thấy hàm lượng chất béo chuyển vị lớn, hãy thẳng tay từ bỏ loại thực phẩm ngay nhé!
Chất béo bão hoà
Không giống như chất béo chuyển vị, bạn cần một lượng chất béo bão hoà cho cơ thể, nhưng không quá nhiều.
Lisa Dierks, nhà quản lý dinh dưỡng của chương trình Mayo Clinic Healthy Living tại Rochester, Minnesota cho biết: "Chất béo bão hoà mang đến gần 10% calo nạp cho cơ thể. Chất béo bão hoà nên được thay thế bằng chất béo mono hoặc polyunsaturated, giúp làm giảm mức cholesterol LDL và giảm tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch".
Natri
Tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tăng huyết áp, đây là một yếu tố chính gây ra nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh thận. "Khoảng 70% natri chúng ta nạp vào cơ thể đều đến từ thực phẩm chế biến", Glockner nói.
"Các hướng dẫn chế độ ăn kiêng hiện tại khuyến cáo người khỏe mạnh nên hạn chế lượng muối ăn vào khoảng 2300 mg, tương đương khoảng 1 muỗng cà phê muối mỗi ngày.
Kiểm tra hàm lượng natri trên nhãn thực phẩm là rất quan trọng – nhưng cũng đừng quên chú ý đến kích cỡ khẩu phần của thực phẩm bạn muốn mua. Stephanie Dunne, RDN, chuyên gia về dinh dưỡng tích hợp và chức năng tại New York nói: "Thông thường, người ta đọc thông tin dinh dưỡng mà không nhận ra rằng thông tin hàm lượng được dựa trên kích cỡ khẩu phần được liệt kê ở đầu nhãn. Một ví dụ để rõ hơn là món súp, có thể nói rằng nó chứa 33% natri, không có vẻ xấu.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chúng ăn toàn bộ mà không nhận ra rằng nó có chứa hai phần". Dunne nói: "Bạn cần nhân hàm lượng natri (hoặc chất béo hoặc đường) bằng số lượng khẩu phần bạn ăn, từ đó suy ra mình cần bao nhiêu natri cho một loại thực phẩm đóng gói".
Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:
- Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.
- Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.
- Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.
- Labels tem nhãn mác in cuộn màng nilon decal giấy nhựa vải.
- Tem nhãn mác Logo chữ nổi Inox hợp kim nhôm đồng kim loại.
- Tem nhãn mác Decal nút nhấn nổi làm phím bấm chức năng bảng điều khiển máy móc thiết bị.
- In tem nhãn mác nhôm kim loại.
- Tem nhãn mác Decal in mã QR Code động làm tem chống hàng giả.
THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.
Thực phẩm là một ngành không chỉ cần bao bì thể hiện sự an toàn, sạch sẽ và thu hút người tiêu dùng, mà còn đòi hỏi nhãn mác trên bao bì phải được thiết kế chuyên nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm.
Nếu như bao bì giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu của bạn, thì nhãn mác lại chính là nhân tố quan trọng để khách hàng chọn thực phẩm của bạn chứ không phải là một thực phẩm nào khác trong cùng ngành hàng. Nhãn mác bao bì thực phẩm giúp truyền đạt các thông tin quan trọng như hàm lượng dưỡng chất, nguồn gốc xuất xứ cũng như thời hạn sử dụng và điều kiện bảo quản thực phẩm. Do đó, hầu hết các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm đóng hộp, khi được tung ra bán trên thị trường, đều cần phải có nhãn mác.
Mỗi quốc gia đều có một tổ chức luật pháp và những luật lệ nhất định quy định về vấn đề này, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (The Food and Drug Administration - FDA Mỹ) có những yêu cầu nhất định về thông tin được ghi trên nhãn mác ở Mỹ, và những yêu cầu này cũng được nêu rõ trong Luật về Ghi nhãn Dinh dưỡng và Giáo dục (Nutrition Labeling and Education Act). Có thể thấy nếu nhãn mác trên bao bì thực phẩm quan trọng đối với các doanh nghiệp chú trọng vào thị trường trong nước thì nó lại càng quan trọng hơn nhiều đối với các doanh nghiệp có mục tiêu xuất khẩu.
Thông tin sai lệch trên nhãn mác có thể gây ra nhiều vấn đề cho người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất. Việc lược bỏ thông tin sản phẩm có thể vô tình làm tổn hại đến người tiêu dùng như gây dị ứng (đối với một số thành phần trong thực phẩm), nhầm lẫn về thời hạn sử dụng an toàn, hay nhiều vấn đề khác nữa. Kết quả là nhà sản xuất phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng như kiện tụng, phản hồi không tốt của khách hàng và sự sụt giảm uy tín nhanh chóng - nhất là trong thời đại mạng xã hội phát triển như hiện nay.
Ngoài thành phần dinh dưỡng và những xác nhận có lợi cho sức khỏe, nhãn mác thực phẩm còn có thể chứa những thông tin khác mà doanh nghiệp chủ định đưa lên, chẳng hạn như các thông tin quảng cáo, ưu đãi và công thức… - để gia tăng uy tín thương hiệu.
Tất nhiên, nhà sản xuất nào cũng muốn mặt hàng mình bán ra phải thật đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức, nhằm làm nổi bật sản phẩm và thuyết phục người tiêu dùng mua hàng.
Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:
- Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.
- Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome
- Bàn phím nút bấm công tắc màng Membrane Switches - Keypad
- Tem nhãn mác Logo nhựa dẻo phủ keo nổi thủy tinh epoxy.
- Tem nhãn mác Logo chữ nổi iox hợp kim nhôm đồng kim loại.
- Tem nhãn mác Decal in số nhảy mã vạch dữ liệu thay đổi biến đổi.
- Tem nhãn mác Logo cho đồ nội thất.
- Tem nhãn mác Logo inox đồng nhôm kim loại in khắc ăn mòn ép nổi.
THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.
Trang 5 trong tổng số 20