Tem nhãn mác

Chọn tủ lạnh tiết kiệm điện chỉ bằng cách xem tem năng lượng




Chọn tủ lạnh tiết kiệm điện chỉ bằng cách xem tem năng lượng



Tem năng lượng là gì?


Tem năng lượng hay còn gọi là nhãn năng lượng là một biện pháp nhằm thúc đẩy ngầm các công ty sản xuất hàng điện máy trong nước và xuất khẩu cho ra những mặt hàng tiết kiệm. Điều này nhằm giảm thiểu các sản phẩm sử dụng công nghệ lạc hậu, giá rẻ nhưng có sự hao phí điện năng cao. Các công ty nếu muốn có tem năng lượng được dán trên các mặt hàng của mình cần phải làm đơn đăng kí và trải qua một quá trình kiểm duyệt gắt gao của Bộ Công thương thì mới được sử dụng nhãn năng lượng. Tuy nhiên, vẫn có một số sản phẩm bắt buộc phải có tem năng lượng rồi mới được đưa ra ngoài thị trường kể từ ngày 01/07/2013. Điều đặc biệt là tem năng lượng chỉ có giá trị trong vòng 3 năm kể từ ngày được đánh giá.

 

Tem năng lượng là một biện pháp thúc đẩy các công ty sản xuất hàng ra những mặt hàng tiết kiệm

 

Tem năng lượng là một biện pháp thúc đẩy các công ty sản xuất hàng ra những mặt hàng tiết kiệm


Có ba loại tem năng lượng


Có ba loại tem năng lượng gồm tem năng lượng xác nhận, tem năng lượng so sánh và tem năng lượng không có sao. Tem năng lượng xác nhận (nhãn năng lượng xác nhận) mang hình dáng tam giác, có in Ngôi sao Năng lượng Việt, dùng cho các sản phẩm có hiệu suất đạt mức hoặc trên mức hiệu suất năng lượng tối đa. Hiện nay, đã có một số sản phẩm có loại tem hình tam giác này như đèn huỳnh quang hoặc chấn lưu dùng cho đèn huỳnh quang. Về tem năng lượng không sao thường được dùng có các sản phẩm có hiệu suất năng lượng nằm dưới mức tối thiểu.

 

Tem năng lượng xác nhận

 

Tem năng lượng xác nhận


Tem năng lượng không có sao


Tem năng lượng so sánh của tủ lạnh


Tem năng lượng so sánh (hay nhãn năng lượng so sánh) có dạng hình chữ nhật đứng. Tem năng lượng so sánh được dán cho tủ lạnh có các mức hiệu suất tiết kiệm năng lượng khác nhau, được chia làm 5 bậc, mỗi bậc là mỗi ngôi sao. Tủ lạnh có khả năng tiết kiệm điện cao nhất là sản phẩm được mang 5 ngôi sao trên tem năng lượng so sánh của mình.

 

Tủ lạnh có khả năng tiết kiệm điện cao nhất là sản phẩm được mang 5 ngôi sao

 

Tủ lạnh có khả năng tiết kiệm điện cao nhất là sản phẩm được mang 5 ngôi sao


Trên tem năng lượng so sánh có các thông tin quy định sau:


Trên tem năng lượng so sánh có các thông tin quy định sau

 


Số 1: Hãng sản xuất – là tên của doanh nghiệp sản xuất và cung ứng cho thị trường tủ lạnh được dán nhãn năng lượng.


Số 2: Xuất xứ - là nơi mà tủ lạnh ra đời, có thể ở tại Việt Nam hoặc các quốc gia khác.


Số 3: Mã sản phẩm – tên và mã tủ lạnh được dán tem năng lượng.


Số 4: Dung tích – dung tích của tủ lạnh.

 

Số 5: Điện năng tiêu thụ - là số điện năng mà tủ lạnh tiêu thụ trong một năm, được tính bằng đơn vị kWh/năm. Khi mua tủ lạnh, các bạn có thể dựa vào chỉ số này để tính ra tiền điện mà mình cần trả trong một năm, từ đó chúng ta có thể biết được lượng điện năng tiêu thụ là nhiều hay ít để chọn loại tủ lạnh tiết kiệm điện nhất. Ví dụ: điện năng tiêu thụ của tủ là 381kWh/năm, suy ra 1 ngày tủ tiêu thụ hết khoảng: 381/365 = ~ 1.04 kW. Nếu giá điện là 2.500 đ /kWh sẽ tương đương khoảng ~ 2.600 đ/ngày

 

Số 6: Tiêu chuẩn Việt Nam – là mã số tiêu chuẩn đăng kí nhãn tủ lạnh theo quy định của bộ Công thương. Tiêu chuẩn Việt Nam gồm có mã số và năm dán nhãn. Từ năm dán nhãn, bạn có thể biết được nhãn năng lượng đó đã quá thời gian là 3 năm hay chưa.


Số 7: Số chứng nhận – là số chứng nhận đã đăng kí nhãn năng lượng của chiếc tủ lạnh mà bạn mua.

 

Nhãn năng lượng trên tủ lạnh mang một ý nghĩa to lớn


Tem (nhãn) năng lượng mang một ý nghĩa to lớn về việc tiết kiệm năng lượng, giúp bảo tồn một môi trường phát triển bền vững. Những nhãn hàng có dán tem năng lượng sẽ được người tiêu dùng đánh giá cao hơn, từ đó góp phần xóa bỏ những mặt hàng sử dụng các công nghệ cũ giá rẻ, gây hao phí điện năng.


Người tiêu dùng nên nhận biết cách đọc nhãn năng lượng để chọn lựa cho mình và gia đình một sản phẩm tủ lạnh tiết kiệm năng lượng, giúp giảm các chi tiêu không cần thiết trong nhà cũng như góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

 

             Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome.

             - Tem nhôm đồng inox kim loại làm nhãn mác Logo họa tiết dập chìm ép nổi.

             Tem nhãn mác Logo thương hiệu bằng nhôm kim loại đúc ép dập chìm nổi hoặc đánh vân xước.

             - Decal miếng dán mặt điều khiển máy CNC công nghiệp.

             - Labels tem nhãn mác in trên vật liệu Decal giấy decal nhựa.

             - Tem nhãn mác Logo nhựa dẻo phủ keo nổi thủy tinh epoxy.

             - Tem nhãn mác Logo chữ nổi iox hợp kim nhôm đồng kim loại.

             - Tem nhãn mác Decal in số nhảy mã vạch dữ liệu thay đổi biến đổi.

             - Tem nhãn mác Logo cho đồ nội thất.

 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.




 
 

Chọn thực phẩm thông thái: Cần biết cách đọc nhãn mác

 

 

Chọn thực phẩm thông thái: Cần biết cách đọc nhãn mác

 

 

Người tiêu dùng (NTD) luôn băn khoăn với câu hỏi ‘Làm sao để mua đúng thực phẩm an toàn’, thế nhưng bấy lâu nay vẫn còn khá thờ ơ với việc đọc nhãn mác sản phẩm. Đọc nhãn mác là một bước quan trọng khi chọn lựa bởi những thông tin trên bao bì sẽ giúp ích trong việc chọn lựa sản phẩm tối ưu nhất.

 

Theo TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, đọc và hiểu đúng nhãn mác để chọn sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng là thói quen cần có đối với mỗi người tiêu dùng. Vậy trên nhãn sản phẩm có những thông tin gì mà người tiêu dùng cần phải chú ý:


Tiêu chuẩn, cấp phép


Các sản phẩm thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng phải được cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng, độ an toàn rồi cấp phép. Điều này thường được ghi rõ trên nhãn.


Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ đặt ra những quy tắc cụ thể cho các nhà sản xuất để có thể dán nhãn trên thực phẩm bằng các thuật ngữ “light – nhẹ”, “low – thấp”, “reduce – giảm bớt”, “free-không có”.

 

nhan mac hinh anh 2

 

Chẳng hạn, bất kỳ thực phẩm được dán nhãn “Free” là từ chỉ một chất nào đó không có hoặc có rất ít trong thực phẩm, với một mức độ không gây ảnh hưởng gì cho cơ thể, một khẩu phần ăn “ít chất béo” chỉ có thể có tối đa 3 gr chất béo hay một khẩu phần ăn được dán nhãn “reduced – giảm bớt” để nói đến số lượng của một chất nào đó như chất béo, calorie, cholesterol hoặc muối đã được giảm bớt, vì thế các chất ấy có ít hơn so với trong thực phẩm cùng loại khoảng 25%.


Thành phần dinh dưỡng (Nutrition Facts):


Các thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì thực phẩm thường là tỷ lệ chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thông thường, các thành phần này được sắp xếp theo thứ tự từ chất có trọng lượng cao đến chất có trọng lượng thấp.


Người tiêu dùng cũng cần để ý các tên gọi khác nhau của một thành phần: chẳng hạn trên nhãn không ghi có đường (sugar) nhưng lại ghi có mật, hoặc không chất đạm mà là protein, không gọi bột ngọt mà là natri glutamat hay monosodium glutamate…

 

nhan mac hinh anh 2

Trên một số sản phẩm còn có thể ghi rõ chất béo trong thành phần là loại có bão hòa hay không, có chứa cholesterone hay không... và dựa vào đó bạn có thể chọn cho mình loại phù hợp, nhất là người tiểu đường, mỡ máu, huyết áp.


Bên cạnh đó, chú ý nhiều tên gọi nhạy cảm với NTD thường “núp bóng” dưới dạng tên tiếng Anh, tên khoa học, như bột ngọt (chất điều vị 621 glutamate), màu nhân tạo, chất tạo ngọt, chất gây nghiện (caffein)…


Hạn sử dụng (Expiration Date) :


Nhìn chung, cách ghi hạn sử dụng của sản phẩm hiện nay vẫn khiến nhiều NTD lo ngại, thắc mắc. Thay vì ghi rõ ràng trên bao bì thành hai dòng ngắn gọn: NSX (ngày sản xuất) và HSD (hạn sử dụng), nhiều mặt hàng, sản phẩm lại có những quy tắc ghi rườm rà, hoặc mã hóa bằng chữ và số khiến NTD mù mờ, nhất là các sản phẩm ngoại. Quy tắc ghi này phụ thuộc vào quy định ghi nhãn hàng hóa của các nước trên thế giới.


Xem kỹ tỷ lệ phầm trăm một chất dinh dưỡng nào đó so với nhu cầu/ngày


Nhãn thực phẩm có thể chỉ rõ tỷ lệ phần trăm một chất dinh dưỡng nào đó có trong thực phẩm đó so với nhu cầu/ngày. Ví dụ, trên nhãn của một loại thực phẩm nào đó có ghi vitamin C 20%, điều này có nghĩa là thực phẩm này cung cấp 20% nhu cầu vitamin C trong một ngày cho một người bình thường.

 

nhan mac hinh anh 2

 

Kiểm tra tỷ lệ phần trăm so với nhu cầu/ngày đối với một số chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, sắt, canxi, các vitamin. Từ đó đưa ra kết luận loại thực phẩm đó có phải là loại có giàu các chất dinh dưỡng mà bạn cần không.


Đồng thời, cũng cần kiểm tra tỷ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng mà bạn cần hạn chế như chất béo no, cholesterol ở trong thực phẩm. Nếu loại thực phẩm này có nhiều các chất trên thì bạn cần phải tránh không dùng.


Đọc kỹ bất cứ sự mô tả/thông báo nào về sức khoẻ có trên nhãn thực phẩm


Bạn có thể sử dụng những mô tả/thông báo này để dễ dàng cho việc lựa chọn thực phẩm. Ví dụ, nếu trên nhãn một loại thực phẩm có ghi "giàu canxi", điều này có thể cho biết rằng, thực phẩm này có thể tốt cho xương và giúp hỗ trợ các bệnh về xương.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:


 

            - Tem Decal vỡ làm nhãn mác niêm phong bảo hành sản phẩm và truy xuất nguồn gốc.

 

            -  Labels tem nhãn mác in cuộn màng nilon decal giấy nhựa vải.


            Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

           

            - Labels tem nhãn mác in trên vật liệu Decal giấy decal nhựa.

            

             - Miếng phủ nhựa nhấn nút nổi làm tấm che bàn phím bấm bảng điều khiển.

 

             - Tem nhãn mác Logo chữ nổi Inox hợp kim nhôm đồng kim loại.

 

            - In tem nhãn mác nhôm kim loại.

 

            - In tem mác thép.

 

            - Tem nhãn mác Decal in mã QR Code động làm tem chống hàng giả.



THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

 

 

 

 
 

Tổng hợp những chú ý về biểu tượng trên quần áo

 

 

Tổng hợp những chú ý về biểu tượng trên quần áo

 

 

Dưới đây, chúng tôi xin tổng hợp những chú ý về biểu tượng trên quần áo giúp bạn có những kinh nghiệm nhất định trong việc giặt giũ và sử dụng quần áo cho máy giặt.

 

Hầu hết các “pha” xuống cấp đột ngột của quần áo đều do việc bạn không làm theo những hướng dẫn cụ thể trên nhãn chăm sóc quần áo. Vì vậy, để món đồ của bạn “sống khỏe” và đảm bảo chất lượng, hãy tìm hiểu thật kĩ càng các hướng dẫn này trước khi giặt hay là sạch chúng. Trên mỗi món đồ, bạn sẽ tìm thấy những biểu tượng cụ thể hướng dẫn cách làm sạch, sấy khô và là ủi quần áo. Bảo hành Electrolux đã tổng hợp và đưa ra những chú ý về biểu tượng sau:

 

Tổng hợp những chú ý về biểu tượng trên quần áo

 

Biểu tượng của máy giặt


Máy giặt: Là biểu tượng 1 lồng giặt được cách điệu. Bạn sẽ được hướng dẫn về nhiệt độ giặt, chu kỳ cũng như cách chăm sóc đặc biệt dành cho quần áo. Nhiệt độ sẽ được hiển thị dưới dạng các dấu chấm tròn. Căn cứ vào đó, bạn sẽ giặt theo nước lạnh, ấm hay nóng. Về chu kỳ, mỗi dấu ngang bên dưới lồng giặt sẽ giúp bạn tìm ra mức độ bạn nên giặt đồ, từ bình thường, nhẹ tay cho tới phải cẩn trọng. Bên cạnh đó, dấu X gạch ngang lồng giặt nghĩa là bạn cần phải đem ra tiệm giặt khô là hơi, còn có hình bàn tay tức là bạn nên giặt tay thật nhẹ nhàng cho món đồ này (nhiệt độ nước dưới 40 độ).

 

Tổng hợp những chú ý về biểu tượng trên quần áo

Thuốc tẩy: Được hiển thị bằng hình tam giác nhỏ. Biểu tượng này sẽ khuyến cáo quá trình tẩy trắng món đồ của bạn như sau: 1 tam giác rỗng là có thể tẩy trắng bằng clo hay oxy khi cần thiết, 2 đường xiên ngang tam giác là chỉ cho phép bạn tẩy bằng oxy (không clo). Cuối cùng, hình tam giác có dấu gạch chéo có nghĩa rằng bạn không nền dùng thuốc tẩy cho sản phẩm này.

 
Tổng hợp những chú ý về biểu tượng trên quần áo
Máy sấy: Được biểu tượng bằng 1 hình tròn nằm trong hình vuông. Nếu không có bất kì dấu chấm nào, tức là quần áo của bạn có thể sấy ở mọi nhiệt độ. Nếu có 1 dấu chấm, quần áo của bạn nên được sấy ở nhiệt độ thấp. 2 dấu chấm, bạn nâng mức sấy lên nhiệt độ trung bình. 3 dấu chấm, bạn có thể sấy quần áo ở nhiệt độ cao. Biểu tượng chéo có nghĩa rằng món đồ của bạn không thể chịu được nhiệt độ sấy của máy.
 
Tổng hợp những chú ý về biểu tượng trên quần áo
Sấy khô tự nhiên: Biểu tượng bằng một hình vuông rỗng (không có vòng tròn). Quá trình này khuyến cáo để treo khô quần áo bằng đường cong phía trên ô vuông. Nó cũng có thể chỉ hướng tới việc làm khô bằng cách không vắt quần áo với hình xoắn ở giữa. Còn hình với đường gạch ngang ở giữa chỉ cho bạn cách làm khô bằng việc trải phẳng món đồ.
Tổng hợp những chú ý về biểu tượng trên quần áo
Là ủi: Biểu tượng bằng hình chiếc bàn là với các nút chấm bên trong. Số lượng các nút chấm này tượng trưng cho nhiệt độ bạn có thể sử dụng: một điểm có nghĩa là 110 ° C, hai điểm có nghĩa là 150 ° C và ba điểm có nghĩa là 200 ° C. Biểu tượng bàn là với dấu X bên dưới khuyến cáo bạn không nên dùng chế độ hơi nước trong quá trình là. Còn dấu X cắt ngang chiếc bàn là có nghĩa rằng bạn không nên là món đồ của mình.
Tổng hợp những chú ý về biểu tượng trên quần áo
 

 Giặt khô: 1 vòng tròn trên nhãn có nghĩa rằng bạn có thể sử dụng dịch vụ này cho quần áo. Mặt khác, 1 hình vuông cùng dấu X cắt ngang khuyến cáo bạn không nên sử dụng hình thức giặt này.

 

Xem thêm:

                 - Tem kim loại đúc nổi làm logo nhãn mác thời trang đồ da vali túi xách.

                 Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome

             - Tấm dán đồ họa che phủ mặt hiển thị phím bấm điều khiển thiết bị.

             -  Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.

             - Tem nhãn mác Logo thương hiệu bằng nhôm kim loại đúc ép dập chìm nổi hoặc đánh vân xước.

                 Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

             - Tem nhãn mác Logo nhựa dẻo phủ keo nổi thủy tinh epoxy.

             - Tem nhãn mác Logo chữ nổi iox hợp kim nhôm đồng kim loại.

             - Tem nhãn mác Decal in số nhảy mã vạch dữ liệu thay đổi biến đổi.

             - Tem nhãn mác Logo cho đồ nội thất.

             - Tem nhãn mác Logo inox đồng nhôm kim loại in khắc ăn mòn ép nổi.


THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.



 
 

Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm, phần 1: Cách đọc thành phần.

 

 

Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm, phần 1: Cách đọc thành phần.

 

 

Có rất nhiều bạn gửi tên các sản phẩm cho tớ hỏi xem có thành phần gì “độc hại” không. Vậy thì tớ xin đặt lại vấn đề thế này nhé, ngoài việc có thành phần gì độc hại không, một việc quan trọng khác của việc xem các thành phần là liệu sản phẩm đó có đem lại tác dụng mong muốn không?

 

Vì thế, ngày hôm nay, để tiện cho các bạn có thể có những kiến thức ban đầu khi lựa chọn sản phẩm, tớ viết bài hướng dẫn, có lẽ là những bước đầu tiên thôi trong cách đọc nhãn mác sản phẩm. Từ điểm này đến khi có thể đọc và hiểu sản phẩm hơn thì chúng ta cùng cố gắng trau dồi nhé!

 

 

I, Nguyên tắc cơ bản


Hầu hết các sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm được bày bán trên thị trường Mỹ đều phải theo quy định của Federal Drug and Food Administration (FDA). Theo đó,


1, Tên gọi: Tên gọi chuẩn theo format của International Nomenclature for Cosmetic Ingredients


2, Thứ tự:


Đối với các sản phẩm được coi là mỹ phẩm (cosmetics) sản phẩm sẽ được liệt kê theo nồng độ từ cao đến thấp cho đến 1%, các thành phần dưới 1% có thể được liệt kê theo bất cứ thứ tự nào (nồng độ, tên gọi,…). Tuy nhiên không có một quy tắc nào để phần biệt điểm dừng của các thành phần nồng độ trên 1% và các thành phần dưới 1% trong danh sách thành phần. Cũng có những ngoại lệ cho nguyên tắc nói trên:


Các thành phần đã được cấp bằng sáng chế (patented), nói cách khác công thức tạm gọi là bí mật của sản phẩm, không cần phải liệt kê hết các hoạt chất tạo nên thành phần đó, tuy nhiên, công ty đó phải có được sự phê duyệt của FDA trong trường hợp của Mỹ (thực ra cũng với hầu hết các sản phẩm vì số lượng sản phẩm không sản xuất nhưng được bày bán trên thị trường Mỹ rất lớn)


Màu sắc và hương liệu thường được liệt kê cuối cùng, bất kể nồng độ (tuy nhiên nồng độ của những thành phần này thông thường đã khá là thấp rồi)


Một số loại mỹ phẩm mặc dù không phải dược phẩm nhưng vẫn liệt kê thành phần hoạt tính riêng biệt, rồi mới đến danh sách thành phần theo thứ tự nồng độ. Điển hình là một số kem chống nắng. Ví dụ: Active Ingredients: Titanium Dioxide: 5%, Zinc Oxide: 2.5%


Thông thường các bạn không cần nhìn cả danh sách thành phần để có những đánh giá bước đầu về sản phẩm. Tập trung trước hết vào các thành phần nằm đầu danh sách. Tuy nhiên số lượng thành phần cần xem phụ thuộc vào từng loại sản phẩm (anti aging, tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm). Tất nhiên không thể có một con số chuẩn xác 100% là xem bao nhiêu thành phần cho từng loại sản phẩm.


Đối với sản phẩm được xếp loại là thuốc (drug): các thành phần hoạt tính (hoạt chất – active ingredients) được xếp đầu tiên, bất kể nồng độ thế nào, ví dụ Tretinoin 0.05%, rồi mới đến các thành phần không hoạt tính (các loại chất bảo quản, hương liệu)


II, Cách đọc danh sách thành phần


a, Kiểm tra các thành phần hoạt tính/các thành phần chính theo mục đích sử dụng của sản phẩm xem % có đủ, phù hợp với yêu cầu của sản phẩm đó không, thành phần đó liệu có thể thẩm thấu vào đến lớp da sẽ gây ra tác dụng không.


Ví dụ:


Về thành phần: dòng sản phẩm Regenerist của Olay có một thành phần anti aging quan trọng ( và có lẽ là thành phần được kiểm chứng ở mức độ cao nhất trong tất cả các thành phần của dòng sản phẩm này) là niacinamide. Studio 35 cũng sản xuất một dòng sản phẩm tương tự, được marketing là để có thể thay thế cho dòng Regenerist của Olay và đặt tên là Regenerating (phần đằng sau tên tương tự như các sp trong dòng của Olay). Khi xem thành phần thì hầu hết các thành phần chính đều giống nhau, nhìn rất dễ gây nhầm lẫn, nhưng nếu bạn để ý đến thành phần để đem lại mục đích anti-aging khi chọn sản phẩm thì sẽ thấy dòng Regenerating của Studio35 không có niacinamide.


Có tương đối các nghiên cứu về tác dụng của thành phần này bao gồm cả khả năng thẩm thấu vào da.

282973-1

Về %: nếu bạn tìm thấy một sản phẩm ví dụ với mục đich tẩy tế bào chết có BHA thì phải đặt câu hỏi: BHA có đạt % tối thiểu để sản phẩm có thể dùng như tẩy tế bào chết không (và ở pH thế nào để phát huy tác dụng nhưng cái này thông thường không có trên mác nhãn). Nếu không có thông tin, bạn có thể email hỏi nhà sản xuất, thông thường họ sẽ trả lời.


b, Vậy xem xet rating và nghiên cứu của các thành phần trên thế nào? Có rất nhiều database nhưng xem thông tin gì, như thế nào bạn cũng nên tự lựa chọn và đánh giá.


Ví dụ:


Cosmetic Safety Database có đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm(thang điểm từ 1 -10) dựa trên đánh giá/ nghiên cứu về thành phần đó, tuy nhiên, bạn cần xem xét những vấn đề sau:


Mức độ đầy đủ của thông tin (completeness – bạn nào làm kiểm toán sẽ thấy mấy từ này quen quen): Khi không có các nghiên cứu khoa học đầy đủ, độ độc hại sẽ được đánh giá là 0 thay vì không có/thiếu thông tin.


Mức độ tin cậy và chuẩn xác (reliability, accuracy, validity) của các nghiên cứu đưa ra để tính điểm: phụ thuộc vào (1) phương pháp: các nghiên cứu đó là trong ống nghiệm hay trên da người, double blind hay placebo, etc. Mức độ tin cậy của các phương pháp này sẽ là khác nhau (cái này áp dụng tương tự với việc bạn tự đọc các nghiên cứu, luôn phải đánh giá xem nghiên cứu đó được thực hiện dưới phương thức nào) (2) người thực hiện (có sponsor như thế nào, ai trả tiền cho nghiên cứu đó)


Nồng độ của thành phần: Khi đánh giá mức độ độc hại, nồng độ của thành phần đó không được ghi nhận. Ví dụ thành phần có thể độc hại ở nồng độ 100% nhưng hoàn toàn vô hại ở nồng độ 1%.


Cách thức chiết suất/chế tạo: Có sự khác nhau giữa cùng một thành phần nhưng được chiết suất tự nhiên và tạo ra trong phòng thì nghiêm


c, Kiểm tra các thành phần bạn có thể bị dị ứng với/có thể gây hại với thời gian sử dụng lâu dài (tùy vào mục đích sử dụng của bạn nhé):


Một lần nữa, ngoài các thành phần gây dị ứng, các thành phần độc hại hay không phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu, nồng độ như đã nêu trên. Để ý các thành phần tên gần giống nhau để không nhầm lẫn như những thành phần nhìn thoáng qua thì tưởng là 1 nhưng thực ra không giống nhau. Ví dụ: Sodium Lauryl Sulfoacetate và Sodium Lauryl Sulfate


d, Xác định sản phẩm organic:


Không có một chuẩn có định để đánh giá sản phẩm nào là organic. Các công ty/hiệp hội phê chuẩn organic với % rất khác nhau. Ví dụ, Soil Association hay USDA với biểu tượng là cánh diều (bạn sẽ thấy cái biểu tượng này trên bao bì) thì yêu cầu nồng độ thành phần cần phải được organically grown là 70%, trong khi đó ECOCERT chỉ cần 10% là đã phê chuẩn organic rồi. Các sản phẩm có ghi là organic cần có các sao * cạnh tên các thành phần organically grown. Vì thế nếu các bạn thấy ghi là sản phẩm 80% organic chẳng hạn thì sẽ phải nhìn thấy kha khá các ngôi sao này, đặc biệt ở các thành phần trên đầu danh sách.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

 

             - Tem nhãn mác nhôm kim loại.

             - Tem nhãn mác nhôm kim loại siêu mỏng.

               - Tem nhãn mác Decal nút nhấn nổi làm phím bấm bộ điều khiển máy móc thiết bị.

             - Tem nhãn kim loại làm mác thông số máy móc thiết bị.

             - Tem nhãn mác Mica tủ điện- Tag name Plate tủ bảng điện.

             - Tem nhãn mác Inox ăn mòn nét chìm nổi chịu thời tiết hóa chất.

             - Tem da làm nhãn mác logo thời trang quần áo ba lô túi xách.

 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

 

 

 

 
 

5 thông tin không thể bỏ qua trên nhãn mác thực phẩm



5 thông tin không thể bỏ qua trên nhãn mác thực phẩm



Các thông tin đầy đủ và chi tiết về sản phẩm trên nhãn bao bì sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm hiểu, phân biệt và chọn lựa sản phẩm có chất lượng tốt.


 

1. Tên và địa chỉ nhà sản xuất

 

 

Đây chính là người bảo đảm và chịu trách nhiệm về sản phẩm mà bạn sử dụng. Những sản phẩm mà tên và địa chỉ của nhà sản xuất không ghi hoặc ghi không rõ ràng, viết tắt, dễ gây nhầm lẫn thì rất có thể là hàng nhái, hàng giả. Và khi cần, bạn cũng không biết phải khiếu nại với ai vì không thể xác định được người chịu trách nhiệm đối với sản phẩm.

 

2. Thành phần dinh dưỡng

 

Toàn bộ thông tin về tính chất và đặc điểm của sản phẩm đều nằm trên nhãn bao bì. Do vậy, cùng với kỹ năng đọc nhãn của mình, các thông tin đầy đủ và chi tiết về sản phẩm trên nhãn bao bì sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc tìm hiểu, phân biệt và chọn lựa những sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn và phù hợp.

 

Thành phần các chất trong thực phẩm được sắp xếp theo thứ tự từ chất có trọng lượng cao đến chất có trọng lượng thấp và có thể có nhiều tên gọi khác nhau.

 

3. Hạn sử dụng

 

Hạn sử dụng của sản phẩm chính là thời gian mà sản phẩm còn sử dụng tốt nếu được bảo quản đúng như hướng dẫn. Có hai cách ghi hạn sử dụng thông thường:

 

 

Cách 1: Ghi ngày sản xuất và thời hạn bảo quản. Ví dụ: ngày sản xuất là 22/06/01; thời hạn bảo quản là 1 năm, thì sẽ hết hạn sử dụng vào ngày 22/06/02.

 

Cách 2: Ghi ngày sẽ hết hạn sử dụng. Tiếng Việt thường được ghi bằng chữ “Dùng trước”; “Sử dụng tốt nhất trước”; “Hạn dùng”; “Hạn sử dụng”; hoặc tiếng Anh ghi là “Best Before”; “Use Before”; “Exp.date”.

 

4. Thẩm định chất lượng

 

Việc thẩm định này thông qua số công bố là số mà cơ quan có thẩm quyền cấp xác nhận sản phẩm này đã được công bố chất lượng với những chỉ tiêu chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm.

 

Chỉ có 2 nơi có thẩm quyền cấp số công bố: Bộ Y tế ký hiệu là YT và sở Y tế các tỉnh thành ký hiệu là YT với các chữ cái đầu của tên tỉnh thành cấp. Ví dụ: 0001/2001/CBTC-YT (Bộ Y tế cấp) hoặc 0012/2001/CBTC-YTHCM (Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh cấp); 0214/2001/CBTC-YTHN (Sở Y tế Thành phố Hà Nội cấp).

 

Một số sản phẩm không ghi số công bố nhưng có thể ghi tiêu chuẩn áp dụng để sản xuất “sản xuất theo TC” kèm theo số của tiêu chuẩn đó. Tiêu chuẩn áp dụng có thể là tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc tiêu chuẩn cơ sở (TCCS). TCCS là do chính nhà sản xuất đưa ra.

 

5. Tỷ lệ tiêu thụ

 

 

Nhãn thực phẩm có thể chỉ rõ tỷ lệ phần trăm một chất dinh dưỡng nào đó có trong thực phẩm đó so với nhu cầu/ngày.

 

Ví dụ, trên nhãn của một loại thực phẩm nào đó có ghi vitamin C 20%, điều này có nghĩa là thực phẩm này cung cấp 20% nhu cầu vitamin C trong một ngày cho một người bình thường.

 

Kiểm tra tỷ lệ phần trăm so với nhu cầu/ngày đối với một số chất dinh dưỡng quan trọng như chất xơ, sắt, canxi, các vitamin. Từ đó đưa ra kết luận loại thực phẩm đó có phải là loại có giàu các chất dinh dưỡng mà bạn cần không.

 Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

             Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

              - Labels tem nhãn mác in trên vật liệu Decal giấy decal nhựa.

             - Tem kim loại làm logo nhãn mác máy móc động cơ


             - Tem nhãn mác Logo nhôm ép chìm dập nổi phay vân xước.

              - Tem nhãn mác Decal phím bấm mềm hệ điều khiển điện tử.

              - Tem nhãn mác Inox ăn mòn siêu bền đẹp.

              - Tem nhãn mác trên mọi chất liệu.


THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

 

 

 
 

Ý nghĩa những con số ít biết trên nhãn mác trái cây ngoại nhập

 

 

 

Ý nghĩa những con số ít biết trên nhãn mác trái cây ngoại nhập

 

 

Không phải ai cũng biết về những thông tin trên nhãn mác các loại trái cây nhập ngoại. Dưới đây là một số gợi ý.

 

Nhiều người cho rằng loại trái cây nhập ngoại có dán mã code bắt đầu bằng số 8 với 5 chữ số là trái cây biến đổi gen (Genetically Modified Organism, viết tắt là GMO). Tuy nhiên thực hư thế nào và có nên mua loại trái cây này không?

 

 

Trái cây được dán mã code bắt đầu bằng số 8 được khẳng định là sản phẩm biến đổi gen.


Chị Thúy (chủ cửa hàng Hoa quả nhập khẩu tại số 2 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Giá cả của từng mặt hàng hoa quả nhập khẩu ở cửa hàng chúng tôi đều được phân loại dựa vào mã code dán trên từng loại quả. Thông thường những loại trái cây có dán mã code bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4 và chỉ có 4 chữ số được trồng tự nhiên nhưng được xử trí bằng cách phun hóa chất bảo quản nên giá rẻ hơn rất nhiều so với loại hoa quả có dán mã code 5 số và bắt đầu bằng số 9, đây là sản phẩm 100% hữu cơ, không có dư lượng của bất kỳ loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hay hooc môn tăng trưởng nào. Sở dĩ tôi biết rõ như vậy là vì một sản phẩm chúng tôi nhập bán đều được cung cấp thông tin cụ thể tương ứng với mỗi loại kèm giá bán”.


“Gần đây trên thị trường xuất hiện loại quả nhập ngoại với mã code bắt đầu bằng số 8 và có 5 chữ số. Loại này giá còn rẻ hơn loại quả có mã code bắt đầu bằng số 4 mà tôi đã nói ở trên. Ví dụ loại táo nhập mã số 4 có giá 210.000 đồng/kg thì loại mã số 8 chỉ có giá 150.000 đồng/kg. Theo thông tin trên sản phẩm thì đây là quả biến đổi gen. Chất lượng thế nào và có độc hại không thì tôi không thể biết chính xác”, chị Thúy chia sẻ thêm.

 

Y nghia nhung con so it biet tren nhan mac trai cay ngoai nhap-Hinh-2

 

Đây là những sản phẩm hữu cơ an toàn 100%.


Trong một nghiên cứu gần đây nhất, Tiến sĩ Lipman - Nhà sáng lập đồng thời là giám đốc trung tâm sức khỏe Eleven Eleven Wellness, New York khẳng định: "Nếu mã số gồm 5 chữ số và bắt đầu bằng 8, điều này cho bạn biết rằng sản phẩm bạn đang cầm trên tay là hoa quả biến đổi gen (GMO - Genetically Modified Organism). Một quả chuối bình thường sẽ có mã số 4011 nhưng nếu là thực phẩm biến đổi gen, nó sẽ có số 84011".


Trên diễn đàn mạng, nhiều chị em tỏ ra lo ngại và chia sẻ kinh nghiệm trước những thông tin xoay quanh về việc trái cây ngoại có mã code bắt đầu bằng số 8 có thể có hại cho sức khỏe. Nickname Đỗ Tâm nói: “Chưa thể biết được quả biến đổi gen có hại hay không nhưng khi tìm mua trái cây nhập khẩu các mẹ đừng nên tham quả tỏ, quả có hình dáng, màu sắc bắt mắt. Mặc dù chưa thể xác định được nó được trồng theo công nghệ biến đổi gen hay gì nhưng ít nhiều những loại quả như vậy sẽ có thuốc kích thích hoặc phun hóa chất bảo quản”.


Hiện nay, trên thế giới vẫn còn rất nhiều tranh cãi xung quanh tác hại của thực phẩm biến đổi gen đến sức khỏe của người tiêu dùng. Theo đó, nhiều nghiên cứu cho rằng, loại thực phẩm này có khả năng làm tổn thương cơ quan nội tạng, đồng thời gây rối loạn sinh sản. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho rằng loại thực phẩm này chẳng hề gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người.


Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa khuyên người tiêu dùng: "Người tiêu dùng chưa có cách nào để nhận biết thực phẩm mình mua có thuộc sản phẩm biến đổi gen hay không. Ở Việt Nam cũng chỉ có cách duy nhất là dùng máy phân tích. Bên cạnh đó, vấn đề này trên thế giới vẫn chưa có kết luận cuối cùng về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng nên tốt nhất người Việt hãy phòng tránh bằng cách không biết thì không dùng. Nhất là trong thời kỳ thực phẩm bẩn đang hoành hành như hiện nay nếu thực phẩm biến đổi gen cũng gây biến đổi cơ thể thì sẽ đi đến đâu?".

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

 

 

            - Tem kim loại đúc nổi làm logo nhãn mác đồ da vali túi xách.         

            - Tem nhãn mác Logo thương hiệu bằng nhôm kim loại đúc ép dập chìm nổi hoặc đánh vân xước.

                Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

                Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome

             - Decal miếng dán mặt điều khiển máy CNC công nghiệp.

             - Tem nhãn mác Logo nhựa dẻo phủ keo nổi thủy tinh epoxy.

             - Tem nhãn mác Logo chữ nổi iox hợp kim nhôm đồng kim loại.

             - Tem nhãn mác Decal in số nhảy mã vạch dữ liệu thay đổi biến đổi.

             - Tem nhãn mác Logo cho đồ nội thất.


THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

 

 

 

 
 

Trang 5 trong tổng số 13

Hỗ trợ trực tuyến

Mobile/Zalo  

Ms Lan Anh

0912 424 368

Số người đang xem
Hiện có 13 khách Trực tuyến
0912424368
Chat hỗ trợ
Chat ngay