Nhãn hiệu là yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu sản phẩm. Nên chính vì vậy, ngoài việc sắp xếp sao cho chất lượng của sản phẩm, bao bì, máy đng gói, thì thiết kế nhãn hiệu cũng làm nên những giá trị lớn cho sản phẩm.
1. Nhãn hiệu thực phẩm trong quá trình tiêu thụ hàng hóa
Nhãn hiệu thực phẩm là yếu tố quan trọng tạo nên chức năng thứ 2 của bao bì thực phẩm. Những hàng hóa ghi nhãn hiệu đúng quy cách và với những thông tin về đặc tính hay thành phần đặc biệt thường tạo được thế cạnh tranh cho sản phẩm 1 cách vững chắc trên thị trường. Nhãn mác và tầm quan trọng đối với thương hiệu,là nơi trình bày các thông tin chi tiết về thực phẩm chứa đựng bên trong cùng với sự trình bày thương hiệu công ty sản xuất và hình ảnh, màu sắc minh họa cho thực phẩm và sự trình bày chi tiết phải đúng quy định. Nhãn phụ của bao bì thực phẩm là nơi ghi các thông tin chính theo quy định 1 cách ngắn gọn, thường không ghi thương hiệu, không có hình ảnh và là phần phụ trợ giải thích cho nhãn hiệu của bao bì sản phẩm.Nhãn hiệu có thể ghi thêm một số chi tiết thuộc nội dung khuyến khích nhằm làm nổi bật sản phẩm cũng như thu hút khách hàng, nhưng không được công bố một số xác nhận mà xí nghiệp, công ty kinh doanh không thể xác minh được.
Nhãn hiệu hàng hóa thực phẩm phải ghi phần nội dung bắt buộc gồm 9 nội dung được ghi đúng quy cách về:
Từ ngữ
Ngôn ngữ
Cách trình bày, vị trí các phần mục
2. Những nội dung ghi trên nhãn
Cầm trên tay một chiếc máy đóng gói tốt của Đức Phát chúng tôi, bạn có thể lấy ví dụ cụ thể cho việc trình bày nhãn hiệu sản phẩm đầy đủ và đúng quy định
Tên thực phẩm: Tên gọi của thực phẩm phải thể hiện bản chất xác thực của thực phẩm đó. Tên gọi phải cụ thể, không trừu tượng.Chữ viết tên hàng hóa hay tên thực phẩm có chiều cao không nhỏ hơn 2mm. Thuật ngữ ghi bên cạnh tên gọi của thực phẩm là những từ ngữ nhằm “xác nhận” về bản chất xác thực và tình trạng vật lý của thực phẩm. VD:Đối với sản phẩm là 1 loại phụ gia thực phẩm thì cần ghi tên nhóm, tên gọi và hệ thống quốc tế của các chất phụ gia.
Liệt kê thành phần cấu tạo:Phải liệt kê các thành phần của thực phẩm trên nhãn khi thực phẩm được cấu tạo từ 2 thành phần trở lên. Không ghi khi thực phẩm chỉ có 1 thành phần.Thuật ngữ “thành phần” hay “thành phần cấu tạo” phải được ghi rõ với cỡ chữ lớn hơn và nét chữ đậm hơn phần liệt kê các thành phần có trong thực phẩm.Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần tính theo tỷ lệ khối lượng của từng thành phần cấu tạo nên thực phẩm.Đối với thành phần “phức hợp” gồm 2 hoặc nhiều thành phần phụ thì phải ghi các thành phần phụ trong ngoặc đơn, theo thứ tự giảm dần khối lượng và ghi sát ngay với thành phần “phức hợp” đó. Nếu thành phần “phức hợp” có tên đã xác định mà chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 25% thực phẩm đó thì không nhất thiết phải ghi nhãn, trừ khi chúng là phụ gia thực phẩm.Lượng nước thêm vào thực phẩm phải được ghi vào thành phần cấu tạo, ngoại trừ các dạng nước ở dạng phức hợp đã được ghi rõ trong bảng liệt kê các thành phần.Phải sử dụng tên gọi cụ thể đối với từng thành phần 1 cách cụ thể, không trừu tượng có thể gây nhầm lẫn. Thành phần là các chất phụ gia được ghi trên nhãn theo 1 trong 2 cách sau:Tên nhóm và tên chất phụ gia Tên nhóm và mã số quốc tế của các chất phụ gia, mã số được đặt trong ngoặc đơn. Ghi nhãn định lượng các thành phần. Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng.Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng của các thành phần thực phẩm.
Hàm lượng tịnh và khối lượng ráo nước:
1. Hàm lượng tịnh phải được công bố trên nhãn ở nơi dễ thấy
a. Đ/v thực phẩm sản xuất trong nước, theo đơn vị đo lường quốc tế (SI). Kich thước và chữ số ghi định lượng trên nhãn hàng hóa được thiết kế theo diện tích phần chính của nhãn, PDP (principal display panel). Chữ số ghi định lượng theo dòng song song với đáy bao bì.
b. Đ/v thực phẩm sản xuất nhằm xuất khẩu thì được ghi đơn vị đo lường quốc tế hoặc đơn vị đo
lường Anh, Mỹ.
2. Hàm lượng tịnh phải được ghi như sau:
– Theo đơn vị thể tích đối với thực phẩm dạng lỏng.
– Theo đơn vị khối lượng đối với thực phẩm dạng rắn.
– Theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích đối với thực phẩm dạng sệt (nhớt).
– Trường hợp trong 1 bao bì có nhều đơn vị cùng chủng loại, thì số định lượng được ghi rõ: tích của số đơn vị và số khối lượng 1 đơn vị.
3. Đối với thực phẩm được bao gói ở dạng chất lỏng chứa các thành phần rắn phải ghi khối lượng tịnh và khối lượng ráo nước.
Nước xuất xứ:
Thực phẩm sản xuất trong nước phải ghi rõ “Sản xuất tại VN”. Thực phẩm nhập khẩu phải ghi rõ tên nước sản xuất (ghi trên nhãn phụ bằng tiếng Việt được gắn trên bao bì thực phẩm nhập khẩu).Thực phẩm tái chế tại 1 nước thứ 2 làm thay đổi bản chất của thực phẩm đó, nước thứ 2 được coi là nước xuất xứ để ghi nhãn.Phải ghi cả tên và địa chỉ cơ sở sản xuất và cơ sở đóng gói nếu 2 cơ sở đó khác nhau. Địa chỉ gồm: số nhà, đường phố, phường(xã), quận (huyện), thị xã, thành phố (tỉnh).
Ký mã hiệu lô hàng:
Trên kiện hàng phải ghi rõ ký mã của công ty, nhà sản xuất lô hàng để nhận biết về thời điểm sản xuất lô hàng đó.
Số đăng ký chất lượng:Đối với thực phẩm sản xuất để tiêu dùng trong nước nằm trong danh mục sản phẩm phải đăng ký chất lượng tại cơ quan có thẩm quyền, trên nhãn phải ghi rõ số đăng ký chất lượng của sản phẩm. Cách ghi số đăng ký quy định tại điểm 2.5 quyết định số 55/TĐC-QĐ ngày 2/3/1994 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, quy định về việc đăng ký chất lượng hàng hóa.
Thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản:
– Thời hạn sử dụng chính là thời hạn sử dụng thực phẩm tốt nhất. Thời hạn phải được ghi rõ bằng cụm từ: HSD hoặc “sử dụng tốt nhất trước…..”
– Ngày, tháng, năm của HSD phải được ghi theo dãy số không mã hóa, với 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 2 chữ số cách nhau bằng dấu chấm.
– Phải ghi thời hạn ở nơi dễ thấy hoặc chỉ rõ nơi ghi thời hạn trên bao bì.
– Danh mục thực phẩm bao gói sẵn phải ghi thời hạn sử dụng quy định trong phụ lục 6.
– Phải ghi nhãn các điều kiện bảo quản đặc biệt để duy trì chất lượng thực phẩm nếu hiệu lực về thời hạn sử dụng phụ thuộc vào việc bảo quản.
Hướng dẫn sử dụng:Phải ghi hướng dẫn sử dụng đối với các sản phẩm cần hướng dẫn khi sử dụng, kể cả cách “tái tạo” sản phẩm khi dùng, để bảo đảm không gây ra sai sót trong sử dụng. Trường hợp nhãn hàng hóa không đủ diện tích để ghi các hướng dẫn thì phải ghi các nội dung đó vào 1 tài liệu kèm theo hàng hóa để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.
Thực phẩm chiếu xạ:
– Thực phẩm đã được xử lý bằng bức xạ ion phải ghi rõ “thực phẩm qua chiếu xạ” ngay cạnh tên thực phẩm.
– Khi 1 sản phẩm chiếu xạ được sử dụng như 1 thành phần của thực phẩm khác, phải ghi rõ trong bảng liệt kê các thành phần.
– Khi sản phẩm chỉ có 1 thành phần và được chế biến từ 1 nguyên liệu chiếu xạ, nhãn của sản phẩm đó phải ghi rõ việc xử lý này.
Xem thêm:
- Tem nhãn mác Logo nhôm đồng inox kim loại phay nổi CNC.
- Tem nhãn mác trên mọi chất liệu.
- Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.
- Tấm dán đồ họa che phủ mặt hiển thị phím bấm điều khiển thiết bị.
- Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.
- Tem nhãn mác chịu nhiệt làm thẻ treo bó thép.
- Tem nhãn mác Logo nhôm ép chìm dập nổi phay vân xước.
- Tem nhãn mác Decal phím bấm mềm hệ điều khiển điện tử.
THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.