Quy định về nhãn mác sản phẩm của Nhật Bản



 

Hàng hóa xuất khẩu vào Nhật Bản được dãn nhãn theo thông lệ thương mại, hàng hóa đã được dán mác ở nước xuất xứ rồi vẫn phải dán nhãn mác ghi bằng tiếng Nhật theo quy định của Nhật Bản ở vị trí dễ nhận biết hơn

 

Quy định về nhãn mác sản phẩm của Nhật Bản

 

Nghiêm cấm sử dụng rơm rạ làm chất liệu đóng gói hàng hóa vì người Nhật cho rằng rơm rạ là vật rất dễ là mầm gây bệnh truyền nhiễm, đồng thời đó cũng không phải là vật liệu tốt nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khi giao hàng nên hỏi rõ người nhập khẩu về cách thức và quy cách đóng gói, bảo quản hàng hóa.

 

Hàng hóa xuất khẩu vào Nhật Bản được dãn nhãn theo thông lệ thương mại, hàng hóa đã được dán mác ở nước xuất xứ rồi vẫn phải dán nhãn mác ghi bằng tiếng Nhật theo quy định của Nhật Bản ở vị trí dễ nhận biết hơn, bao gồm các thông tin:

 

Thông tin về thành phần sản phẩm,

Thông tin an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn được quy định bởi chính phủ,

Thông tin cảnh báo người tiêu dùng,

Thông tin hướng dẫn sử dụng,

Thông tin về xuất xứ, thời hạn sử dụng và các thông tin khác…

 

Lưu ý: Khi xuất khẩu hàng rau quả nông sản sang Nhật Bản các doanh nghiệp Việt Nam cần phải biết đến tiêu chuẩn JAS (Japanese Agricultural Standards) có nghĩa là tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản. Các tiêu chuẩn này do Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) xây dựng. Người Nhật có sự tín nhiệm rất cao với sản phẩm mang nhãn JAS. Hệ thống này áp dụng cho cả sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài.

 

Mục tiêu của JAS dựa trên Luật Tiêu chuẩn hoá và Ghi nhãn riêng cho sản phẩm nông lâm nghiệp, gọi là Luật JAS.

 

Luật này có mục tiêu là xây dựng các tiêu chuẩn thích hợp cho các sản phẩm nông lâm nghiệp và thông qua việc phổ biến các tiêu chuẩn này sẽ giúp cải tiến chất lượng của nông lâm sản, hợp lý hoá việc sản xuất, thúc đẩy việc thương mại sòng phẳng và đơn giản, hợp lý hoá việc sử dụng và tiêu dùng, đồng thời đảm bảo ghi nhãn riêng cho nông lâm sản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn của người tiêu dùng và thúc đẩy phúc lợi công cộng.

 

Hệ thống JAS gồm hai phần: "the Japanese Agricultural Standards (JAS) System" và "the Quality Lebeling Standards Systems". “Hệ thống JAS”("The JAS System") được thiết kế nhằm cho phép các sản phẩm đã qua kiểm tra dựa trên các tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật bản được mang biểu tượng JAS. "Hệ thống Tiêu chuẩn Ghi nhãn Chất lượng" ("the Quality Lebeling Standards Systems") được thiết kế nhằm yêu cầu các nhà sản xuất và bán hàng phải dán nhãn sản phẩm cuả họ phù hợp với các tiêu chuẩn về Ghi nhãn Chất lượng. Hệ thống JAS quy định cho gần 100 loại sản phẩm với khoảng 350 tiêu chuẩn cho các mặt hàng thực phẩm và vật liệu gỗ xây dựng. Các tiêu chuẩn về Ghi nhãn chất lượng được áp dụng cho tất cả các loại thực phẩm. Theo các tiêu chuẩn này, đối với thực phẩm tươi phải có tên và nơi xuất xứ, với thực phẩm chế biến phải có tên, thành phần, hạn sử dụng v.v...Ngoài ra, hệ thống kiểm tra, chứng nhận và ghi nhãn cho sản phẩm thực phẩm hữu cơ cũng được xây dựng và tạo nên một nhãn riêng cho sản phẩm thực phẩm "hữu cơ".

 

Tiêu chuẩn JAS là các tiêu chí về chất lượng nông lâm sản như phân loại, thành phần cấu tạo, đặc tính hoặc về phương pháp sản xuất. Việc xây dựng, sửa đổi hoặc huỷ bỏ tiêu chuẩn JAS do sự quyết định của Ban Nghiên cứu về Tiêu chuẩn Lâm và Nông nghiệp gồm toàn các chuyên gia là các đại diện hoặc nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tiêu dùng, sản xuất và phân phối. Các tiêu chuẩn quốc tế cũng được đưa ra cân nhắc. Tiêu chuẩn JAS phải được soát xét định kỳ 5 năm.

 

Về hệ thống chứng nhận, có hai phương pháp để được mang nhãn JAS: nhà sản xuất chọn một tổ chức phân loại đã được đăng ký (registered grading organization) hoặc họ tự tiến hành việc phân loại. Để có thể tự tiến hành việc phân loại và dán nhãn JAS, nhà sản xuất phải có được chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã được đăng ký. Theo sửa đổi luật tháng 7/1999, các tổ chức hải ngoại cũng có thể cung cấp dịch vụ phân loại và chứng nhận nếu tổ chức đó thoả mãn được cùng các điều kiện như các tổ chức trong nước (đối với nông sản và lâm sản, chỉ áp dụng cho những nước có hệ thống phân loại tương đương JAS mà danh sách được nêu trong Quy định của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật). Công ty hải ngoại có thể đăng ký với Bộ này để được đăng ký là tổ chức chứng nhận và phân loại ngoài nước. Việc này đã tạo nên cơ sở pháp lý cho các sản phẩm sản xuất ở hải ngoại được phân loại và cấp nhãn JAS bởi chính các công ty phân loại ở nước sở tại, đồng thời, các nhà sản xuất được công nhận bởi các tổ chức chứng nhận hải ngoại đã được đăng ký cũng có thể tự tiến hành các thủ tục và dán nhãn JAS.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:


             - Logo tem nhãn mác Tag name plate hợp kim nhôm đồng inox kim loại.

            - Tem nhãn mác Logo thương hiệu bằng nhôm kim loại đúc ép dập chìm nổi hoặc đánh vân xước.

            - Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

            - Tem nhãn mác Decal nút nhấn nổi làm phím bấm bộ điều khiển máy móc thiết bị.

                - Tem nhôm đồng inox kim loại làm nhãn mác Logo họa tiết dập chìm ép nổi.

            -  Màng nhựa nhấn nút nổi in mực dẫn điện làm bàn phím bấm.

             - Tem nhãn mác Logo nhôm đồng inox kim loại phay nổi CNC.

               Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome

            - Decal miếng dán mặt điều khiển máy CNC công nghiệp.

            - Tem nhãn mác Logo nhựa dẻo phủ keo nổi thủy tinh epoxy.

            - Tem nhãn mác Logo chữ nổi iox hợp kim nhôm đồng kim loại.

 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.






 

Hỗ trợ trực tuyến

Mobile/Zalo  

Ms Lan Anh

0912 424 368

Số người đang xem
Hiện có 11 khách Trực tuyến
0912424368
Chat hỗ trợ
Chat ngay