Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

 

 

Nghe nói tới sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng có lẽ ai cũng biết, tuy vậy lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào thì chắc hẳn đối với mọi người không chuyên về luật là một điều khá khó khăn.

Lợi ích khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

 

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở nên đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ kinh tế quốc tế. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng được quan tâm hơn.

 

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp, đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, trong đó có nhãn hiệu hàng hóa đã gây không ít khó khăn cho nhiều doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thương trường. Do đó việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói riêng là rất quan trọng.

 

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì tổ chức, cá nhân có thể thực hiện những nội dung sau để bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp mình:

 

Các quy định khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu


Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được gửi cho Cục Sở hữu trí tuệ phải có ít nhất các thông tin và tài liệu sau đây: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu; chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.

 

Nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau đây: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Các dấu hiệu sau đây sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu: Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

 

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Để gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực.

 

Khi trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu thì chủ sở hữu sẽ có các quyền tài sản sau đây: Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 124 và Chương X của Luật Sở hữu trí tuệ; ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ ; định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật Sở hữu trí tuệ.

 

Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 

Các hành vi sau đây được xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu khi chưa được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu: Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

 

Các quyền của chủ sở hữu khi nhãn hiệu bị xâm phạm

 

Quyền tự bảo vệ: Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp sau đây: Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời.

 

Tóm lại, thực hiện việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vừa giúp các doanh nghiệp giữ được uy tính trên thương trường, đảm bảo được quyền tài

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

             

                Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

            -  Nhãn Cotton satin lụa vải in thêu dệt tem mác đồng phục áo quần.

            - Logo tem nhãn mác Tag name plate hợp kim nhôm đồng inox kim loại.

             - Tem nhãn mác Inox ăn mòn siêu bền đẹp.

             - Labels tem nhãn mác in trên vật liệu Decal giấy decal nhựa.

             - Tem nhãn mác Decal nút nhấn nổi làm phím bấm chức năng bảng điều khiển máy móc thiết bị.

             - Tem nhãn mác trên mọi chất liệu.

             - Tem nhãn mác cao su nhựa dẻo.

             - Tem nhãn mác nhôm kim loại.

             - Tem nhãn mác nhôm kim loại siêu mỏng.

             - Tem nhãn kim loại làm mác thông số máy móc thiết bị.

             - Tem nhãn mác Mica tủ điện- Tag name Plate tủ bảng điện.

             - Tem nhãn mác Inox ăn mòn nét chìm nổi chịu thời tiết hóa chất.


THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

 

 

Hỗ trợ trực tuyến

Mobile/Zalo  

Ms Lan Anh

0912 424 368

Số người đang xem
Hiện có 30 khách Trực tuyến
0912424368
Chat hỗ trợ
Chat ngay