NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

 

Ngoài cụm từ nhãn hiệu quý khách còn có thể thấy các cụm từ như: thượng hiệu, logo …thường được dùng khi nói đến vấn đề bảo hộ độc quyền hàng hóa, sản phẩm…. Thực chất trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như trong các giấy tờ, văn bằng chính thức chỉ có khái niệm “nhãn hiệu” được sử dụng tùy theo nó gắn kèm với sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ mà được gọi chi tiết hơn là Nhãn hiệu hàng hóa hay Nhãn hiệu dịch vụ….

 

Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam

 

1. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu:

 

- Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.

- Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của cơ sở mình sản xuất.

- Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán với điều kiện là người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.

- Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho dịch vụ, hàng hóa của các thành viên trong tập thể của mính.

- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

 

2. Cách đăng ký nhãn hiệu sử dụng cho nhiều sản phẩm, dịch vụ

 

- Có thể đăng ký và sử dụng môt nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau vì theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì việc đăng ký này phải phù hợp với tiêu chuẩn phân loại hàng hóa theo thỏa ước Nice phiên bản 10.

- Quý khách có thể nhờ sự trợ giúp của một công ty đại diện sở hữu trí tuệ tư vấn giúp công ty quý khách tiến hành phân nhóm sản phẩm hoặc dịch vu cho phù hợp.

 

3. Nhãn hiệu cho chuỗi cửa hàng kinh doanh: Việc dùng chung một nhãn hiệu cho một chuỗi cửa hàng là không vi phạm quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ nếu nhãn hiệu này đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình kinh doanh.

 

4. Sản phẩm hàng hóa ra thị trường cần đăng ký những gì?

 

Quý khách chọn lựa chọn các phương thức đăng ký phù hợp:

 

a. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

 

- Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của mình trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để tránh xâm phạm nhãn hiệu của đơn vị khác.

- Cần tra cứu  trước khi tiến hành đăng ký để có thể biết được nhãn hiệu đã có ai đăng ký hay chưa.

- Những hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

*  Mẫu nhãn hiệu hàng hóa.

* Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) ( Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)

 

b. Đăng ký kinh doanh: 

 

Công ty của mình có chức năng sản xuất/ kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa.

 

c. Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng

 

- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường…

- Vui lòng tham khảo: Danh mục hàng hóa phải công bố tiêu chuẩn chất lượng

* Hồ sơ bao gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao công chứng).

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu hóa lý; chỉ tiêu vi sinh; chỉ tiêu kim loại nặng) tại trung tâm kiểm định đo lường sản phẩm.

- 03 mẫu sản phẩm.

- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)

- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có).

- Nơi nộp hồ sơ: Cục đo lường sản phẩm.

 

d. Đăng ký lưu hành sản phẩm

 

Đăng ký lưu hành đối với một số sản phẩm theo qui định

* Hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin đăng ký

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Bản kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam không kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng thì có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng của các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới, hoặc của những nước có Hiệp định về chất lượng hàng hoá với Việt Nam. Trong trường hợp nghi ngờ, Bộ Y tế sẽ gửi mẫu ra nước ngoài để kiểm nghiệm và cơ sở xin đăng ký phải chịu mọi chi phí cho việc kiểm nghiệm.

- Giấy chứng nhận hoặc tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm đã được phép lưu hành hoặc chứng chỉ bán tự do của nước sở tại hoặc của ít nhất là một nước đang cho phép sử dụng (đối với hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn nhập khẩu).

- Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:

- Thành phần, cấu tạo

- Tác dụng và hướng dẫn sửdụng

- Tác dụng phụ, cách xử lý

- Tính ổn định và cách bảo quản

- Quy trình sản xuất

 

e. Đăng ký kiểu dáng, sáng chế, bản quyền: 

 

Sở hữu độc quyền đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký, và phạm vi bảo hộ được xác định trong văn bằng. Khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế là chứng cứ chứng minh quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu…

* Hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

- Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);

- Bản mô tả (01 bộ);

- Các tài liệu có liên quan;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

 

f. Đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm

 

Mã vạch mang lại lợi ích không nhỏ như: Phục vụ bán hàng tự động, quản l‎í hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

 

5. Các giải đáp thắc mắc thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu

 

5.1 Liệu nhãn hiệu mà người nộp đơn cần đăng ký đã có ai đăng ký hay chưa?

 

- Một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn cần biết chắc chắn nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.

- Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.

+ Đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu tại cục sở hữu trí tuệ)

+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do cục sở hữu trí tuệ công bố trên mạng

+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo thỏa ước Madrid, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ (wipo) công bố trên mạng

- Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ tài chính. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu

 

5.2 Người nộp đơn nên tự nộp đơn hay thuê dịch vụ chuyên nghiệp?

 

- Người nộp đơn là tổ chức cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc có thể (nhưng không bắt buộc) thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

- Người nộp đơn là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bắt buộc phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức dịch vụ đại diện SHTT tại Việt Nam

- Nếu người nộp đơn chưa hiểu rõ cách thức làm và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, và không muốn tham vấn Cục sở hữu trí tuệ thì nên sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp – thuê các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thay mặt mình làm và nộp đơn.

 

5.3 Hành động của người nộp đơn nếu việc đăng ký không suôn sẻ

 

- Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ có thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc dự định từ chối đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa chữa những thiếu sót của đơn (nếu có thể) hoặc nêu ý kiến phản bác lý do dẫn đến dự định từ chối không xác định của Cục sở hữu trí tuệ.

- Trường hợp được Cục sở hữu trí tuệ thông báo về việc có người khác phản đối việc đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa đổi mẫu nhãn hiệu, thu hẹp danh mục hàng hóa dịch vụ trong đơn, hoặc nêu ý kiến phản bác những lý lẽ, chứng cứ không xác đáng của người phản đối.

- Để khắc phục thiếu sót của đơn, người nộp đơn có thể sửa đổi đơn, tuy nhiên người nộp đơn không được phép sửa đổi mẫu nhãn hiệu và không được phép bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ đã khai trong đơn.

- Nếu không đồng ý với các quyết định của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến đơn đăng ký, người nộp đơn có thể khiếu nại lần đầu với Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu, người nộp đơn có thể khiếu nại với Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện vụ án hành chính tòa án hành chính có thẩm quyền.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

  

            - Logo tem nhãn mác Tag name plate hợp kim nhôm đồng inox kim loại.

            Labels tem nhãn mác in trên Decal nhôm nhũ thiếc xi bạc.

            - Tem nhãn mác Decal nút nhấn nổi làm phím bấm bộ điều khiển máy móc thiết bị.

             - Tem nhôm đồng inox kim loại làm nhãn mác Logo họa tiết dập chìm ép nổi.

            - In tem mác thép.

            - Tem nhãn mác Decal in mã QR Code động làm tem chống hàng giả.

            -  Màng nhựa nhấn nút nổi in mực dẫn điện làm bàn phím bấm.

            - Tem kim loại đúc nổi làm logo nhãn mác đồ da vali túi xách.

                Tem nhãn mác logo chữ nổi bằng nhựa mạ Crome

             - Decal miếng dán mặt điều khiển máy CNC công nghiệp.

 

 THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

1. Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu:
- Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa hoặc dịch vụ của mình.
- Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của cơ sở mình sản xuất.
- Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán với điều kiện là người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng nhãn hiệu đó.
- Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho dịch vụ, hàng hóa của các thành viên trong tập thể của mính.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
2. Cách đăng ký nhãn hiệu sử dụng cho nhiều sản phẩm, dịch vụ
- Có thể đăng ký và sử dụng môt nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau vì theo qui định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì việc đăng ký này phải phù hợp với tiêu chuẩn phân loại hàng hóa theo thỏa ước Nice phiên bản 10.
- Quý khách có thể nhờ sự trợ giúp của một công ty đại diện sở hữu trí tuệ tư vấn giúp công ty quý khách tiến hành phân nhóm sản phẩm hoặc dịch vu cho phù hợp.
3. Nhãn hiệu cho chuỗi cửa hàng kinh doanh: Việc dùng chung một nhãn hiệu cho một chuỗi cửa hàng là không vi phạm quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ nếu nhãn hiệu này đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình kinh doanh.
4. Sản phẩm hàng hóa ra thị trường cần đăng ký những gì?
Quý khách chọn lựa chọn các phương thức đăng ký phù hợp:
a. Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục nhằm xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của mình trong phạm vi lãnh thổ đã đăng ký để tránh xâm phạm nhãn hiệu của đơn vị khác.
- Cần tra cứu  trước khi tiến hành đăng ký để có thể biết được nhãn hiệu đã có ai đăng ký hay chưa.
- Những hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
*  Mẫu nhãn hiệu hàng hóa.
* Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (nếu có) ( Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, hợp đồng giao việc hoặc hợp đồng lao động…)
b. Đăng ký kinh doanh: 
Công ty của mình có chức năng sản xuất/ kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm hàng hóa.
c. Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng
- Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá để nâng cao uy tín và lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp và còn là một trong những điều kiện pháp lý cần và đủ để một sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường…
- Vui lòng tham khảo: Danh mục hàng hóa phải công bố tiêu chuẩn chất lượng
* Hồ sơ bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao công chứng).
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (về chỉ tiêu hóa lý; chỉ tiêu vi sinh; chỉ tiêu kim loại nặng) tại trung tâm kiểm định đo lường sản phẩm.
- 03 mẫu sản phẩm.
- Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ (có đóng dấu của thương nhân)
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có dấu nhận đơn của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam (nếu có).
- Nơi nộp hồ sơ: Cục đo lường sản phẩm.
d. Đăng ký lưu hành sản phẩm
Đăng ký lưu hành đối với một số sản phẩm theo qui định
* Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin đăng ký
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng hoá chất, chế phẩm của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp. Trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam không kiểm nghiệm được thành phần và hàm lượng thì có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm thành phần và hàm lượng của các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới, hoặc của những nước có Hiệp định về chất lượng hàng hoá với Việt Nam. Trong trường hợp nghi ngờ, Bộ Y tế sẽ gửi mẫu ra nước ngoài để kiểm nghiệm và cơ sở xin đăng ký phải chịu mọi chi phí cho việc kiểm nghiệm.
- Giấy chứng nhận hoặc tài liệu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về sản phẩm đã được phép lưu hành hoặc chứng chỉ bán tự do của nước sở tại hoặc của ít nhất là một nước đang cho phép sử dụng (đối với hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn nhập khẩu).
- Tài liệu kỹ thuật về những vấn đề sau:
- Thành phần, cấu tạo
- Tác dụng và hướng dẫn sửdụng
- Tác dụng phụ, cách xử lý
- Tính ổn định và cách bảo quản
- Quy trình sản xuất
e. Đăng ký kiểu dáng, sáng chế, bản quyền: 
Sở hữu độc quyền đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký, và phạm vi bảo hộ được xác định trong văn bằng. Khi có tranh chấp xảy ra, văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế là chứng cứ chứng minh quyền sở hữu độc quyền của chủ sở hữu…
* Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
- Bộ ảnh chụp/Bản vẽ (05 bộ);
- Bản mô tả (01 bộ);
- Các tài liệu có liên quan;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
f. Đăng ký Mã số mã vạch cho sản phẩm
Mã vạch mang lại lợi ích không nhỏ như: Phục vụ bán hàng tự động, quản l‎í hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
5. Các giải đáp thắc mắc thường gặp khi đăng ký nhãn hiệu
5.1 Liệu nhãn hiệu mà người nộp đơn cần đăng ký đã có ai đăng ký hay chưa?
- Một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn cần biết chắc chắn nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký.
- Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
+ Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng.
+ Đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu tại cục sở hữu trí tuệ)
+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam, do cục sở hữu trí tuệ công bố trên mạng
+ Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo thỏa ước Madrid, do Tổ chức Sở hữu trí tuệ (wipo) công bố trên mạng
- Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ tài chính. Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu
5.2 Người nộp đơn nên tự nộp đơn hay thuê dịch vụ chuyên nghiệp?
- Người nộp đơn là tổ chức cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, có quyền tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc có thể (nhưng không bắt buộc) thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
- Người nộp đơn là cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam bắt buộc phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua tổ chức dịch vụ đại diện SHTT tại Việt Nam
- Nếu người nộp đơn chưa hiểu rõ cách thức làm và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, và không muốn tham vấn Cục sở hữu trí tuệ thì nên sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp – thuê các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thay mặt mình làm và nộp đơn.
- Danh sách các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp đủ điều kiện hành nghề được đăng tải trên trang web: http://www.noip.gov.vn.
5.3 Hành động của người nộp đơn nếu việc đăng ký không suôn sẻ
- Trường hợp Cục sở hữu trí tuệ có thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ hoặc dự định từ chối đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa chữa những thiếu sót của đơn (nếu có thể) hoặc nêu ý kiến phản bác lý do dẫn đến dự định từ chối không xác định của Cục sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp được Cục sở hữu trí tuệ thông báo về việc có người khác phản đối việc đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần sửa đổi mẫu nhãn hiệu, thu hẹp danh mục hàng hóa dịch vụ trong đơn, hoặc nêu ý kiến phản bác những lý lẽ, chứng cứ không xác đáng của người phản đối.
- Để khắc phục thiếu sót của đơn, người nộp đơn có thể sửa đổi đơn, tuy nhiên người nộp đơn không được phép sửa đổi mẫu nhãn hiệu và không được phép bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ đã khai trong đơn.
- Nếu không đồng ý với các quyết định của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến đơn đăng ký, người nộp đơn có thể khiếu nại lần đầu với Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu, người nộp đơn có thể khiếu nại với Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện vụ án hành chính tòa án hành chính có thẩm quyền.
Hỗ trợ trực tuyến

Mobile/Zalo  

Ms Lan Anh

0912 424 368

Số người đang xem
Hiện có 4 khách Trực tuyến
0912424368
Chat hỗ trợ
Chat ngay