Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm, phần 1: Cách đọc thành phần.

 

 

Có rất nhiều bạn gửi tên các sản phẩm cho tớ hỏi xem có thành phần gì “độc hại” không. Vậy thì tớ xin đặt lại vấn đề thế này nhé, ngoài việc có thành phần gì độc hại không, một việc quan trọng khác của việc xem các thành phần là liệu sản phẩm đó có đem lại tác dụng mong muốn không?

 

Vì thế, ngày hôm nay, để tiện cho các bạn có thể có những kiến thức ban đầu khi lựa chọn sản phẩm, tớ viết bài hướng dẫn, có lẽ là những bước đầu tiên thôi trong cách đọc nhãn mác sản phẩm. Từ điểm này đến khi có thể đọc và hiểu sản phẩm hơn thì chúng ta cùng cố gắng trau dồi nhé!

 

 

I, Nguyên tắc cơ bản


Hầu hết các sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm được bày bán trên thị trường Mỹ đều phải theo quy định của Federal Drug and Food Administration (FDA). Theo đó,


1, Tên gọi: Tên gọi chuẩn theo format của International Nomenclature for Cosmetic Ingredients


2, Thứ tự:


Đối với các sản phẩm được coi là mỹ phẩm (cosmetics) sản phẩm sẽ được liệt kê theo nồng độ từ cao đến thấp cho đến 1%, các thành phần dưới 1% có thể được liệt kê theo bất cứ thứ tự nào (nồng độ, tên gọi,…). Tuy nhiên không có một quy tắc nào để phần biệt điểm dừng của các thành phần nồng độ trên 1% và các thành phần dưới 1% trong danh sách thành phần. Cũng có những ngoại lệ cho nguyên tắc nói trên:


Các thành phần đã được cấp bằng sáng chế (patented), nói cách khác công thức tạm gọi là bí mật của sản phẩm, không cần phải liệt kê hết các hoạt chất tạo nên thành phần đó, tuy nhiên, công ty đó phải có được sự phê duyệt của FDA trong trường hợp của Mỹ (thực ra cũng với hầu hết các sản phẩm vì số lượng sản phẩm không sản xuất nhưng được bày bán trên thị trường Mỹ rất lớn)


Màu sắc và hương liệu thường được liệt kê cuối cùng, bất kể nồng độ (tuy nhiên nồng độ của những thành phần này thông thường đã khá là thấp rồi)


Một số loại mỹ phẩm mặc dù không phải dược phẩm nhưng vẫn liệt kê thành phần hoạt tính riêng biệt, rồi mới đến danh sách thành phần theo thứ tự nồng độ. Điển hình là một số kem chống nắng. Ví dụ: Active Ingredients: Titanium Dioxide: 5%, Zinc Oxide: 2.5%


Thông thường các bạn không cần nhìn cả danh sách thành phần để có những đánh giá bước đầu về sản phẩm. Tập trung trước hết vào các thành phần nằm đầu danh sách. Tuy nhiên số lượng thành phần cần xem phụ thuộc vào từng loại sản phẩm (anti aging, tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm). Tất nhiên không thể có một con số chuẩn xác 100% là xem bao nhiêu thành phần cho từng loại sản phẩm.


Đối với sản phẩm được xếp loại là thuốc (drug): các thành phần hoạt tính (hoạt chất – active ingredients) được xếp đầu tiên, bất kể nồng độ thế nào, ví dụ Tretinoin 0.05%, rồi mới đến các thành phần không hoạt tính (các loại chất bảo quản, hương liệu)


II, Cách đọc danh sách thành phần


a, Kiểm tra các thành phần hoạt tính/các thành phần chính theo mục đích sử dụng của sản phẩm xem % có đủ, phù hợp với yêu cầu của sản phẩm đó không, thành phần đó liệu có thể thẩm thấu vào đến lớp da sẽ gây ra tác dụng không.


Ví dụ:


Về thành phần: dòng sản phẩm Regenerist của Olay có một thành phần anti aging quan trọng ( và có lẽ là thành phần được kiểm chứng ở mức độ cao nhất trong tất cả các thành phần của dòng sản phẩm này) là niacinamide. Studio 35 cũng sản xuất một dòng sản phẩm tương tự, được marketing là để có thể thay thế cho dòng Regenerist của Olay và đặt tên là Regenerating (phần đằng sau tên tương tự như các sp trong dòng của Olay). Khi xem thành phần thì hầu hết các thành phần chính đều giống nhau, nhìn rất dễ gây nhầm lẫn, nhưng nếu bạn để ý đến thành phần để đem lại mục đích anti-aging khi chọn sản phẩm thì sẽ thấy dòng Regenerating của Studio35 không có niacinamide.


Có tương đối các nghiên cứu về tác dụng của thành phần này bao gồm cả khả năng thẩm thấu vào da.

282973-1

Về %: nếu bạn tìm thấy một sản phẩm ví dụ với mục đich tẩy tế bào chết có BHA thì phải đặt câu hỏi: BHA có đạt % tối thiểu để sản phẩm có thể dùng như tẩy tế bào chết không (và ở pH thế nào để phát huy tác dụng nhưng cái này thông thường không có trên mác nhãn). Nếu không có thông tin, bạn có thể email hỏi nhà sản xuất, thông thường họ sẽ trả lời.


b, Vậy xem xet rating và nghiên cứu của các thành phần trên thế nào? Có rất nhiều database nhưng xem thông tin gì, như thế nào bạn cũng nên tự lựa chọn và đánh giá.


Ví dụ:


Cosmetic Safety Database có đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm(thang điểm từ 1 -10) dựa trên đánh giá/ nghiên cứu về thành phần đó, tuy nhiên, bạn cần xem xét những vấn đề sau:


Mức độ đầy đủ của thông tin (completeness – bạn nào làm kiểm toán sẽ thấy mấy từ này quen quen): Khi không có các nghiên cứu khoa học đầy đủ, độ độc hại sẽ được đánh giá là 0 thay vì không có/thiếu thông tin.


Mức độ tin cậy và chuẩn xác (reliability, accuracy, validity) của các nghiên cứu đưa ra để tính điểm: phụ thuộc vào (1) phương pháp: các nghiên cứu đó là trong ống nghiệm hay trên da người, double blind hay placebo, etc. Mức độ tin cậy của các phương pháp này sẽ là khác nhau (cái này áp dụng tương tự với việc bạn tự đọc các nghiên cứu, luôn phải đánh giá xem nghiên cứu đó được thực hiện dưới phương thức nào) (2) người thực hiện (có sponsor như thế nào, ai trả tiền cho nghiên cứu đó)


Nồng độ của thành phần: Khi đánh giá mức độ độc hại, nồng độ của thành phần đó không được ghi nhận. Ví dụ thành phần có thể độc hại ở nồng độ 100% nhưng hoàn toàn vô hại ở nồng độ 1%.


Cách thức chiết suất/chế tạo: Có sự khác nhau giữa cùng một thành phần nhưng được chiết suất tự nhiên và tạo ra trong phòng thì nghiêm


c, Kiểm tra các thành phần bạn có thể bị dị ứng với/có thể gây hại với thời gian sử dụng lâu dài (tùy vào mục đích sử dụng của bạn nhé):


Một lần nữa, ngoài các thành phần gây dị ứng, các thành phần độc hại hay không phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu, nồng độ như đã nêu trên. Để ý các thành phần tên gần giống nhau để không nhầm lẫn như những thành phần nhìn thoáng qua thì tưởng là 1 nhưng thực ra không giống nhau. Ví dụ: Sodium Lauryl Sulfoacetate và Sodium Lauryl Sulfate


d, Xác định sản phẩm organic:


Không có một chuẩn có định để đánh giá sản phẩm nào là organic. Các công ty/hiệp hội phê chuẩn organic với % rất khác nhau. Ví dụ, Soil Association hay USDA với biểu tượng là cánh diều (bạn sẽ thấy cái biểu tượng này trên bao bì) thì yêu cầu nồng độ thành phần cần phải được organically grown là 70%, trong khi đó ECOCERT chỉ cần 10% là đã phê chuẩn organic rồi. Các sản phẩm có ghi là organic cần có các sao * cạnh tên các thành phần organically grown. Vì thế nếu các bạn thấy ghi là sản phẩm 80% organic chẳng hạn thì sẽ phải nhìn thấy kha khá các ngôi sao này, đặc biệt ở các thành phần trên đầu danh sách.

 

Hiện nay Công ty cổ phần công nghệ Thiên Lương cung cấp những sản phẩm chính như sau:

 

             - Tem nhãn mác nhôm kim loại.

             - Tem nhãn mác nhôm kim loại siêu mỏng.

               - Tem nhãn mác Decal nút nhấn nổi làm phím bấm bộ điều khiển máy móc thiết bị.

             - Tem nhãn kim loại làm mác thông số máy móc thiết bị.

             - Tem nhãn mác Mica tủ điện- Tag name Plate tủ bảng điện.

             - Tem nhãn mác Inox ăn mòn nét chìm nổi chịu thời tiết hóa chất.

             - Tem da làm nhãn mác logo thời trang quần áo ba lô túi xách.

 

THIÊN LƯƠNG- NHÀ SẢN XUẤT CHUYÊN NGHIỆP LOGO TEM NHÃN MÁC TRÊN MỌI CHẤT LIỆU.


 

 

 

 

Hỗ trợ trực tuyến

Mobile/Zalo  

Ms Lan Anh

0912 424 368

Số người đang xem
Hiện có 8 khách Trực tuyến
0912424368
Chat hỗ trợ
Chat ngay